Nông dân xóm Dồ, xã Nam Sơn (Tân Lạc) cấy lúa vụ mùa đạt 80% diện tích.

Nông dân xóm Dồ, xã Nam Sơn (Tân Lạc) cấy lúa vụ mùa đạt 80% diện tích.

(HBĐT) - Trong khi ở hầu hết các xã, thị trấn trên địa bàn đang hối hả thu hoạch lúa, giải phóng đất cho sản xuất vụ mùa, hè – thu, tại 5 xã vùng cao của huyện Tân Lạc gồm Quyết Chiến, Ngổ Luông, Lũng Vân, Nam Sơn, Bắc Sơn, việc gieo cấy lúa mùa đã bắt đầu từ trung tuần tháng 6. Đến thời điểm này, 5 xã vùng cao đã cấy được hơn 65% diện tích lúa vụ mùa.

 

Hiếm thấy cánh đồng nào lại rộn ràng khí thế lao động sản xuất như trên cánh đồng xóm Bò và xóm Bách của xã Lũng Vân. Cách nhau chỉ một con đường, nông dân 2 xóm tấp nập ra đồng, người cày, người cấy, ai nấy đều phấn khởi đón ngày mùa. Chị Bùi Thị Thiêm ở xóm Bò hồ hởi: Mấy ngày nay, thời tiết thuận lợi, ăm ắp nước về trên những tuyến mương, mạ cũng đã đủ tuổi cấy nên bà con tranh thủ cấy nhanh, cấy sớm. Cứ đà này, chỉ trong vài ngày tới, xóm Bò sẽ hoàn thành cấy trên diện tích cánh đồng hàng chục ha này.

 

Tại xã Nam Sơn, bà con nông dân các xóm cũng đã gieo cấy được ít ngày sau khi chuẩn bị đủ các điều kiện về nước tưới, vật tư phân bón và lượng mạ cần thiết. Ông Bùi Thanh Truyền – Chủ tịch UBND xã cho biết: Đặc thù khí hậu vùng cao ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của lúa, đồng nghĩa với việc thời gian từ lúc cấy cho đến thu hoạch thường kéo dài hơn so với các vùng khác. Bởi vậy, nông dân các xã vùng cao thường chủ động cấy lúa mùa sớm để đảm bảo tính thời vụ, kịp thời giải phóng đất cho sản xuất vụ kế tiếp. Vụ mùa 2012, xã phấn đấu hoàn thành kế hoạch cấy 80 ha. Hiện nay, bà con các xóm trong xã đã cấy đạt khoảng 60% tổng diện tích.

 

Công tác tuyên truyền kỹ thuật thâm canh, vận động đầu tư thâm canh, cải tạo diện tích đất chua, đất lầy thụt bằng phân lân, vôi và hướng dẫn kỹ thuật cũng được các xã vùng cao quan tâm đẩy mạnh. Theo chị Đinh Thị Quyết – cán bộ khuyến nông xã Quyết Chiến, một số mô hình khảo nghiệm lúa được triển khai nhằm tìm ra giống tốt, khuyến khích nông dân đưa vào gieo cấy một số giống thích ứng, phù hợp với điều kiện đồng đất, khí hậu, trình độ thâm canh của vùng. Với tổng diện tích 31 ha lúa canh tác, giống lúa được bà con nông dân các xóm, đặc biệt là xóm Trung Hưng và xóm Cá đưa vào sản xuất là Khang dân, Q5 và CR 203. Diện tích lúa mùa đã cấy ước đạt 70%.

 

Theo kế hoạch, tổng diện tích cấy lúa vụ mùa của toàn huyện khoảng 3.000 ha, trong đó, diện tích lúa ở 5 xã vùng cao khoảng hơn 300 ha. Ông Bùi Văn Nhỏ - trưởng phòng NN&PTNT cho biết: Đối với vùng cao, huyện đang tăng cường mạng lưới khuyến nông hướng dẫn bà con về kỹ thuật và đảm bảo quy trình, kế hoạch thực hiện. Mục tiêu chậm nhất đến tháng 10, các xã thu hoạch xong lúa vụ mùa. Do thời vụ sản xuất vụ đông rất ngắn và nghiêm ngặt, nhất là ở chân ruộng 2 vụ lúa nên kịp thời bố trí diện tích, chỉ đạo cấy xong trước tháng 7. Huyện tập trung chỉ đạo các xã đẩy nhanh tiến độ làm đất, cấy lúa ngay khi mạ đủ tuổi. Kiên quyết không cấy mạ già, phổ cập phương thức cấy nông tay, cấy đặt và cấy theo luống, lan rộng phương thức thâm canh lúa cải tiến (cấy mạ non), đồng thời tích cực vận động nông dân đầu tư phân bón, thực hiện thâm canh cao, hạn chế sủ dụng giống cũ, thoái hóa.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

Các tin khác


Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục