Từ nguồn vốn vay của NHCSXH Kim Bôi, gia đình bà Bùi Thị Dấu, xóm Ve, xã Đông Bắc đầu tư phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững.

Từ nguồn vốn vay của NHCSXH Kim Bôi, gia đình bà Bùi Thị Dấu, xóm Ve, xã Đông Bắc đầu tư phát triển kinh tế gia đình thoát nghèo bền vững.

(HBĐT) - Xã Đông Bắc (Kim Bôi) đang triển khai thực hiện 7 chương trình tín dụng ưu đãi của NHCSXH, dư nợ đạt trên 5 tỉ đồng với hơn 300 hộ vay. NHCSXH huyện Kim Bôi thực hiện uỷ thác qua 4 tổ chức chính trị - xã hội ở xã là HND, HPN, Hội CCB và đoàn thanh niên để ủy thác từng phần vốn.

 

Phương thức cho vay ủy thác là cơ sở để các tổ chức chính trị -xã hội cùng với ngân hàng thực hiện cơ chế tín dụng cho vay theo nguyên tắc giải ngân trực tiếp, không qua khâu trung gian, hạn chế đến mức thấp nhất những mất mát, rủi ro trong hoạt động tín dụng. Cả xã có 7 thôn với 11 tổ TK &VV với gần 500 hội viên. Xã có 127 hộ trong diện được vay chương trình nhà 167 đã nghiệm thu đưa vào sử dụng, năm 2012 còn 31 hộ trong diện được hưởng chính sách vay ưu đãi làm nhà ở. Gia đình bà Bùi Thị Dấu ở xóm Ve là một hộ đói nghèo của xã. Năm 2010, bà vay của NHCSXH huyện 8 triệu đồng để đầu tư trồng mía, chăn nuôi trâu. Ngoài ra còn được vay 2 lần chương trình làm nhà ở, đến nay đã làm được nhà 2 tầng rộng rãi khang trang. Ngoài ra, bà còn mở rộng chăn nuôi lợn nên bình quân mỗi năm thu nhập của gia đình bà trên 30 triệu đồng. Thoát khỏi đói nghèo, gia đình bà không chỉ tập trung làm giàu mà còn tích cực hỗ trợ bà con trong thôn về kinh nghiệm, kiến thức làm ăn mới.

 

Việc đưa nhanh nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước đến với hộ nghèo, đối tượng chính sách đã góp phần quan trọng vào công tác XĐ -GN của xã. Hiện cả xã có trên 20% số hộ khá giàu, hộ nghèo chiếm 28,9%. Tuy nhiên, qua rà soát mới đây thì toàn xã vẫn còn gần 20% số hộ cận nghèo, có nguy cơ tái nghèo cao. Do đó, để đẩy nhanh công tác XĐ -GN và giúp các hộ nghèo ở xã Đông Bắc nói riêng và trên địa bàn huyện Kim Bôi nói chung thoát nghèo một cách bền vững, bên cạnh việc tăng cường nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và các nguồn vốn khác đáp ứng 100% lượt hộ nghèo có sức lao động, có nhu cầu vay vốn được vay vốn đầu tư SX -KD, huyện Kim Bôi còn triển khai nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo thiết thực như: Tăng cường công tác khuyến nông -lâm-ngư xuống cơ sở, trang bị kiến thức, hướng dẫn người nghèo cách tổ chức sản xuất, ứng dụng tiến bộ KH -KT vào SX -KD, tạo nhiều việc làm, tăng thu nhập. Thực hiện chính sách hỗ trợ cho người nghèo xóa nhà tạm bợ, dột nát để họ ổn định cuộc sống. Tăng cường công tác đào tạo nghề cho người nghèo, DTTS nhằm tạo việc làm ổn định. Đồng thời, triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ về giáo dục, y tế, trợ giúp pháp lý, nâng cao năng lực, nhận thức... giúp các hộ nghèo nâng cao đời sống về mọi mặt và thoát nghèo một cách bền vững.

 

                                                                                  Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục