Đàn lợn phục hồi khả quan nhờ chính sách tiền tệ thúc đẩy khả năng tái đàn. Trong ảnh: hộ chăn nuôi xã Yên Mông - TPHB đầu tư chăn nuôi trở lại.

Đàn lợn phục hồi khả quan nhờ chính sách tiền tệ thúc đẩy khả năng tái đàn. Trong ảnh: hộ chăn nuôi xã Yên Mông - TPHB đầu tư chăn nuôi trở lại.

(HBĐT) - Giá cả thấp, chi phí thức ăn chăn nuôi tăng cao, thông tin chất cấm tạo nạc và diễn biến dịch bệnh tai xanh là những nguyên nhân khiến thời gian gần đây, đàn lợn trên địa bàn tỉnh giảm sút. Theo thống kê, đàn lợn của tỉnh có 401.900 con, giảm khoảng 20.000 con so với năm 2011. Dẫu vậy, những khó khăn, trở ngại của ngành chăn nuôi tỉnh, đặc biệt là chăn nuôi lợn cũng đã qua, đàn lợn hiện đang đi vào ổn định, đang trên đà tăng về quy mô số lượng đàn.

 

Chị Bùi Thị Hà, một thành viên CLB chăn nuôi ở xóm Gò Mu, xã Kim Tiến (Kim Bôi) chia sẻ: Nghề chăn nuôi lợn so với trước đây ít năm không mấy sáng sủa, nhất là mỗi khi có dịch bệnh xảy ra, giá bị kéo xuống thấp, người chăn nuôi hoạch toán ra lãi ít đi, thậm chí là hòa. Tuy nhiên, ở các khu vực vùng nông thôn, đầu tư chăn nuôi vẫn là nghề được nhiều gia đình bám trụ, góp phần cải thiện thêm thu nhập, tận dụng thời gian và sức lao động. Mấy tháng trước, thông tin về chất cấm tạo nạc có trong thức ăn chăn nuôi, tiếp đến là dịch lợn tai xanh xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh đã gây thiệt hại đáng kể cho ngành. Giá thịt lợn hơi giảm xuống hàng chục giá (từ 53.000 - 55.000 đồng/kg giảm còn 39.000 - 40.000 đồng/kg) khiến không ít hộ chăn nuôi khốn đốn.

 

Tình hình dịch bệnh trên đàn lợn hiện đã ổn định. Người chăn nuôi lợn yên tâm đầu tư con giống, vật tư, thức ăn chăn nuôi trở lại. Vấn đề phòng bệnh, các biện pháp chăn nuôi an toàn, lựa chọn con giống được các hộ lưu ý hơn, chủ yếu tự sản xuất hoặc nhập giống từ các địa phương nội tỉnh nhằm hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh, dịch. ông Trần Văn Hưng - hộ chăn nuôi lợn ở tổ 10, phường Thái Bình (thành phố Hòa Bình) cho biết: Mặc dù tình trạng giá cả sau dịch bệnh vẫn chưa đẩy lên là mấy nhưng người chăn nuôi tin rằng, giá cả tới đây sẽ có tiến triển nên gia đình ông vẫn duy trì chăn nuôi 2 lợn sinh sản và đàn lợn hàng chục con/lứa dự kiến xuất bán trong 2 - 3 tháng tới.

 

Tại các vùng thiệt hại do dịch lợn tai xanh, đàn lợn cũng đang phục hồi trở lại. Theo Chi cục Thú y, trong tháng 7, Chi cục đã phối hợp với phòng NN & PTNT, trạm Thú y huyện Lương Sơn và thành phố Hòa Bình, Trung tâm Giống vật nuôi và Thủy sản chi trả tiền hỗ trợ cho các gia đình có lợn bị chết và tiêu hủy do dịch lợn tai xanh với số lợn bị tiêu hủy 188 con, bằng 8.532 kg, tổng kinh phí hỗ trợ hơn 333 triệu đồng. ông Phạm Vinh Xương, Phó Chi cục Thú y nhận định: Khả năng tái đàn trong nhân dân rất khả quan. Hơn nữa, mức độ thiệt hại của dịch tại tỉnh ta không nhiều, vấn đề hồi phục đàn lợn ngay ở vùng dịch cũng thuận lợi hơn. Người dân đã có sẵn lượng lợn giống đảm bảo phát triển, mở rộng chăn nuôi. Qua kiểm tra tình hình thực tế, trong tỉnh rất hiếm gặp hiện tượng bỏ trống chuồng. ông Xương cũng cho rằng, hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước, cụ thể là việc giảm lãi suất ngân hàng là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy khả năng tái đàn trong nhân dân. Nhìn nhận về sự phục hồi trong chăn nuôi lợn hiện tại, lượng sản phẩm thịt lợn do người chăn nuôi sản xuất ra có thể đáp ứng được nhu cầu, đảm bảo tiêu dùng nội tỉnh.

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục