Nông dân tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại.

Nông dân tiểu khu 11, thị trấn Lương Sơn phát triển chăn nuôi lợn thịt quy mô gia trại.

(HBĐT) - Thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn) có 11 chi hội nông dân, chia làm 39 tổ hội, với tổng số hơn 900 hội viên. Để xây dựng nguồn quỹ hội và quỹ hỗ trợ nông dân, các chi hội đã tích cực tiến hành nhiều hình thức như: đóng góp, làm giúp ngày công gây quỹ... Đến nay, 100% chi hội có quỹ hoạt động với tổng quỹ hàng chục triệu đồng/chi hội.

 

Quỹ hỗ trợ nông dân đạt từ 30 - 40 triệu đồng/năm. Các chi hội gây được nhiều quỹ như chi hội 11, chi hội 8. Thực hiện phong trào nông dân thi đua SX-KD giỏi, đoàn kết giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng, huyện Hội đã phối hợp với các ngành tổ chức các lớp chuyển giao KH-KT với trên 400 lượt cán bộ, hội viên tham gia. Công tác hỗ trợ, tạo điều kiện cho hội viên nông dân về nguồn vốn tín dụng được quan tâm.

 

Với khoảng 200 ha gieo cấy lúa cả năm, nông dân thị trấn Lương Sơn đã tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, đưa giống lúa mới vào sản xuất làm tăng năng suất, chất lượng cây trồng. Bên cạnh đó, nỗ lực thâm canh, tăng vụ, trồng thêm từ 25 - 30 ha cây rau màu ở vụ đông để tăng thu nhập trên cùng diện tích canh tác. Ngoài ra còn tập trung chăm sóc, cải tạp vườn tạp, trồng các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, chăm sóc, bảo vệ diện tích cây lâm nghiệp. Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi là một trong những nghề chính của nông dân các chi hội trên địa bàn thị trấn, nhất là ở chi hội 8, 11. Tổng đàn trâu, bò của thị trấn khoảng trên, dưới 900 con, 3.500 con lợn và gần 15.000 con gia cầm, hơn 1.200 tổ ong và đàn dê trên, dưới 300 con. Với việc đầu tư chuồng trại đảm bảo, chú trọng vệ sinh phòng bệnh, chăn nuôi chủ yếu theo hướng gia trại, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn phát triển ổn định, không có dịch bệnh xảy ra. Một số chi hội đã thành lập mô hình CLB chăn nuôi giúp nhau về giống, vốn, kỹ thuật để mở mang, phát triển kinh tế gia đình, cùng tìm kiếm đầu ra ổn định. 

 

Theo thống kê, toàn thị trấn có 30 máy cày, máy bừa, tuốt lúa. Thị trấn duy trì 2 nhóm sản xuất nông nghiệp hữu cơ tại xóm Mỏ và xóm Mòng, 1 CLB làm vườn tại chi hội tiểu khu 11 và duy trì hoạt động 2 CLB cánh đồng 50 triệu/ha. Nhiều hộ ở các chi hội tiêu biểu trong thi đua lao động sản xuất, kinh doanh giỏi trong trồng trọt, chăn nuôi, ngành nghề khác góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, giảm số hộ nghèo, số hộ khá, giàu ngày càng tăng lên. Thị trấn có 230 hộ gia đình nông dân đạt SX-KD giỏi, trong đó có 27 hộ cấp tỉnh, 203 hộ cấp huyện. 20/39 tổ hộ đạt vững mạnh, hầu hết các chi hội đạt vững mạnh.

 

Nông dân thị trấn còn phát huy vai trò nòng cốt trong xây dựng NTM, tích cực đóng góp tiền, vật tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. Đến nay, hơn 60% đường liên xóm, tiểu khu đã được cứng hóa, vận động được hàng nghìn ngày công tu sửa mương bai. Phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao được phát triển rộng khắp. Hội viên đạt hộ gia đình văn hóa hàng năm đạt từ 85 - 90%. Nông dân các chi hội thực hiện tốt công tác DS/KHHGĐ, chăm sóc, bảo vệ trẻ em, ủng hộ các loại quỹ, chăm lo sự nghiệp giáo dục, phát huy quy chế dân chủ ở cơ sở, chấp hành tốt đường lối, chính sách, chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

 

 

                                                                                     Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục