Bên cạnh các yếu tố vĩ mô vẫn còn khó khăn, niềm tin của nhà đầu tư (NĐT) sụt giảm cũng tác động tiêu cực đến chứng khoán.

Lấy lại niềm tin nhà đầu tư
Các DN niêm yết phải công khai và minh bạch mọi hoạt động mới tạo được niềm tin cho NĐT - Ảnh: D.Đ.M

Làm thế nào để vực dậy niềm tin của NĐT là chủ đề chính trong hội thảo “Ngày hội chứng khoán” do Công ty Vinabul và Công ty tư vấn đầu tư Sông Ngân tổ chức hôm qua tại TP.HCM.

Ngại biến động tỷ giá, doanh nghiệp đa ngành

Ông Phạm Ngọc Bích - Phó tổng giám đốc Công ty chứng khoán SSI - cho biết công ty này vừa tiếp một đoàn khách gồm khoảng 10 công ty quản lý quỹ nước ngoài (quản lý số vốn khoảng 500 tỉ USD) đi thăm và tìm hiểu các doanh nghiệp (DN) niêm yết. Điều quan tâm đầu tiên của các nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) khi vào thị trường Việt Nam là tỷ giá. Câu chuyện của Công ty quản lý quỹ Dragon Capital (đang quản lý nguồn vốn 1 tỉ USD đầu tư vào Việt Nam) chỉ trong vòng một ngày mất gần 100 triệu USD khi Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá USD lên hơn 9% cuối năm 2011 vẫn ám ảnh các nhà ĐTNN. Bởi khi đầu tư vào Việt Nam, họ phải đổi từ USD sang tiền đồng. Nếu tỷ giá không ổn định thì khi rút vốn, việc đổi ngược từ tiền đồng sang USD sẽ khiến họ đối mặt với rủi ro, thậm chí là thua lỗ như trường hợp của Dragon Capital nói trên. Nợ xấu gia tăng cũng là vấn đề các nhà ĐTNN đặc biệt quan tâm. Vì muốn giải quyết nợ xấu, Ngân hàng Nhà nước có thể phải bơm thêm tiền để mua lại nợ xấu hoặc cho ngân hàng mượn để giữ vững thanh khoản. Cung tiền vào nền kinh tế gia tăng sẽ tác động đến tỷ giá...

Bên cạnh đó, nhà ĐTNN không đánh giá cao các DN đầu tư dàn trải, đa ngành vì thường sẽ không đủ sức để cạnh tranh nổi với những công ty, tập đoàn chuyên sâu trong từng lĩnh vực. TS Alan Phan - Chủ tịch Quỹ đầu tư Viasa (tại Hồng Kông và Thượng Hải, Trung Quốc) - cho rằng trào lưu đầu tư đa ngành của các DN Việt Nam đã để lại nhiều hậu quả xấu. Nếu DN đã tốt, có tiềm lực tài chính thì phải tiếp tục đầu tư mở rộng lĩnh vực kinh doanh cốt lõi của mình. Tại các nước phát triển, rất hiếm công ty hoạt động đa ngành. Bản thân các nhà ĐTNN khi vào Việt Nam đều muốn né những công ty đầu tư đa ngành. TTCK Việt Nam muốn phát triển cần phải thay đổi nhiều, nhất là chất lượng các DN niêm yết.

Minh bạch thông tin

Đây là vấn đề được đề cập đến rất nhiều lần trên thị trường nhưng vẫn chưa được giải quyết. Ông Louis Nguyễn, Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) - kể về sự khác biệt giữa quản trị công ty tại Mỹ và Việt Nam. Chẳng hạn, ban lãnh đạo các công ty tại Mỹ sẽ sẵn sàng chia sẻ thông tin cho NĐT về mọi vấn đề có liên quan đến công tác quản trị, sở hữu cổ phần của thành viên hội đồng quản trị (HĐQT), lý lịch của tổng giám đốc..., trong khi lãnh đạo nhiều DN tại Việt Nam thường tập trung vào lợi ích cá nhân, không cởi mở chia sẻ thông tin về các vấn đề liên quan đến thành viên HĐQT dù nhà ĐTNN tìm hiểu. Điều đó khiến cho bản thân NĐT không có lòng tin vào ban lãnh đạo cũng như DN nên rất khó kêu gọi họ rót vốn đầu tư.

TS Lê Đạt Chí - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho rằng điều quan trọng nhất là cơ quan quản lý nhà nước, DN niêm yết phải nghĩ đến việc làm thế nào cho DN và TTCK phát triển tốt hơn. “Lòng tham và nỗi sợ hãi luôn tồn tại trên TTCK. Khi nhận thấy cơ hội đầu tư có lãi, TTCK hoạt động minh bạch công khai, tất yếu lòng tham của các NĐT sẽ trỗi dậy và khi đó họ sẽ tham gia đầu tư. Đó là mục tiêu mà các DN niêm yết và cơ quan quản lý nhà nước phải hướng tới và thúc đẩy TTCK phát triển lâu dài”.

Theo ông Chí, hiện tại và dự báo tình hình kinh tế thế giới không tốt. Điển hình như kinh tế Mỹ đang đối diện nguy cơ giảm phát, kinh tế châu Âu sẽ có nhiều kịch bản tồi tệ... Hầu như các chính sách kích thích kinh tế của các nước chưa phát huy được tác dụng. Nền kinh tế Việt Nam cũng sẽ chịu nhiều tác động và giảm phát đã xuất hiện. Hiện tỷ lệ nợ của DN quá nhiều, các DN nhà nước và tư nhân đều muốn thoái vốn đầu tư ngoài ngành... Vì vậy, lãi suất có giảm xuống cũng không thể kích tín dụng tăng trưởng như trước đây. Trong bối cảnh này, TTCK sẽ không có tăng trưởng như mong muốn của NĐT.

 

                                                                 Theo Báo Thanhnien

 

Các tin khác


Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục