Trung tâm triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xóm Chùa, xã Thống Nhất mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.

Trung tâm triển khai mô hình sản xuất rau an toàn tại xóm Chùa, xã Thống Nhất mang lại hiệu quả kinh tế bền vững, thu hút nhiều hộ nông dân tham gia.

(HBĐT) - Được thành lập từ năm 2002, Trung tâm Khuyến khích phát triển kinh tế thành phố Hòa Bình (KKPTKT TPHB) đã đi được một chặng đường khá dài với nhiều nỗ lực vượt khó. Nhìn lại chặng đường 20 năm qua, ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm chia sẻ: Hoạt động của Trung tâm giống như những cơn mưa phùn. Mưa phùn lâu ngày sẽ thấm sâu vào lòng đất, tạo ra hiệu ứng tích cực giúp người nông dân có thêm sức mạnh để làm chủ quy trình sản xuất, từ đó làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

 

Trong 20 năm xây dựng và phát triển, Trung tâm KKPTKT TPHB luôn thực hiện đầy đủ chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Song song với nỗ lực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Trung tâm đã phối hợp với các tổ chức CT-XH như: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, UBND các xã, phường và các đơn vị chuyên ngành như Trạm BVTV, Chi cục Thú y, Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản… để nâng cao hiệu quả thực hiện các chương trình, dự án. Nhìn chung, công tác KKPTKT được đa dạng hóa, phù hợp với nhu cầu thực tế tại địa phương, tác động tích cực đến sự phát triển của các ngành kinh tế trên địa bàn thành phố. Những hoạt động của Trung tâm đã góp phần giúp thành phố Hòa Bình luôn hoàn thành chỉ tiêu sản xuất nông – lâm nghiệp hàng năm, năng suất và chất lượng cây trồng tăng đáng kể. Đơn cử như năm 2002, năng suất lúa chỉ đạt trên 49 tạ/ha, đến năm 2012, năng suất đạt trên 56 tạ/ha, sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước. Đặc biệt, thành phố đã có những cánh đồng cho giá trị thu nhập trên 80 triệu đồng/ha/năm, có những diện tích canh tác nhỏ đạt giá trị trên 100 triệu đồng/ha/năm như trồng hoa, cây cảnh, rau gia vị… Các lĩnh vực chăn nuôi và lâm nghiệp cũng có những kết quả đáng ghi nhận.

 

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm KKPTKT TPHB đã tổ chức được 348 lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT, thu hút 18.072 lượt nông dân tham gia; thực hiện 134 dự án, mô hình nông – lâm – ngư nghiệp và TTCN, thu hút 3.995 lượt người tham gia. Cụ thể, đã xây dựng 76 mô hình khuyến nông – lâm – ngư với tổng số 2.296 lượt người được tham gia trực tiếp, tổng kinh phí hỗ trợ trên 1.478 triệu đồng. Các mô hình như trồng rau an toàn, gieo cấy lúa chất lượng cao, trồng tre Bát Độ, tre Lục Trúc, nuôi lợn hướng nạc, nuôi lợn bản địa lai lợn rừng, nuôi hươu lấy nhung… không những mang lại thu nhập cao cho các hộ tham gia mà quan trọng hơn đã tác động tích cực đến nhận thức, phương thức,  tập quán canh tác của bà con nông dân, gợi mở những hướng đi mới cho người dân dấn bước làm giàu. Trong lĩnh vực TTCN, Trung tâm đã thực hiện 58 dự án và lớp dạy, đào tạo nghề cho 1.699 lao động, tổng kinh phí hỗ trợ trên 770 triệu đồng. Các hình thức đào tạo nghề phù hợp với lao động địa phương như nghề làm chổi chít, chẻ tăm hương, nghề đan lẵng hoa xuất khẩu, thêu ren, gia công đồ mộc… đã hướng tới các đối tượng dễ bị tổn thương như lao động nữ, gia đình chính sách khó khăn, gia đình bị thu hồi đất sản xuất nông nghiệp… Do đó, công tác khuyến công, khuyến thương đã góp phần giải bài toán về lao động nông thôn dôi dư và nhàn rỗi, mở ra những cơ hội mới cho nông dân, góp phần tích cực vào công tác xóa đói - giảm nghèo của thành phố.

 

Ông Đinh Xuân Hình, Giám đốc Trung tâm nhìn nhận: Thông qua các hoạt động chuyển giao tiến bộ KHKT và công nghệ mới, đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ canh tác cho nông dân, xây dựng các mô hình trình diễn… ,Trung tâm đã đảm nhiệm tốt vai trò là đầu mối khuyến khích phát triển kinh tế của thành phố Hòa Bình, trở thành người bạn đáng tin cậy luôn đồng hành cùng nông dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp. Cùng với đội ngũ cán bộ Trung tâm, đội ngũ khuyến nông viên cơ sở có trình độ chuyên môn và tâm huyết nghề nghiệp, trong quá trình công tác đã không ngừng học tập nâng cao năng lực và bám sát các hoạt động sản xuất nông nghiệp tại địa phương. Họ luôn sẵn sàng hỗ trợ nông dân về kiến thức sản xuất, chuyển giao tiến bộ KHKT một cách nhiệt tình, dễ hiểu, qua đó tác động tích cực đến nhận thức và trình độ của bà con nông dân.

 

Ông Đinh Xuân Hình nhấn mạnh: Nâng cao nhận thức và trình độ sản xuất cho nông dân là cách hỗ trợ phù hợp, mang lại hiệu quả thực chất và bền vững. Bám sát định hướng này, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân bằng cách đẩy mạnh mở lớp tập huấn và xây dựng mô hình trình diễn. Đây giống như những cơn mưa phùn, mưa phùn lâu ngày cũng thấm đất, nhất định sẽ tạo ra những hiệu ứng tích cực giúp bà con nông dân vững vàng làm chủ sản xuất để rồi tự họ có thể làm cho cuộc sống của mình tốt đẹp hơn.

 

 

                                                                        Thu Trang

 

 

Các tin khác


Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Triển vọng nghề nuôi dê núi ở vùng cao Đà Bắc

Tận dụng tiềm năng, lợi thế về bãi chăn thả, nguồn thức ăn, những năm qua, người dân trên địa bàn huyện Đà Bắc chú trọng chuyển đổi từ nuôi trâu, bò sang nuôi dê. Với ưu điểm "chỉ ăn cỏ, uống nước lã”, nuôi dê trở thành hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Huy động trên 11 nghìn ngày công làm công tác dân vận

Thực hiện công tác dân vận, trong 5 năm qua (2019 - 2024), LLVT tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn đã tổ chức 47 đợt "Hành quân huấn luyện dã ngoại kết hợp làm công tác dân vận”. Qua đó huy động 11.132 ngày công của CB,CS, trên 1.000 lượt phương tiện tham gia giúp dân lao động sản xuất, vệ sinh môi trường, sửa chữa nhà ở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục