Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình tăng cường huy động vốn đảm bảo nhu cầu vay cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hoà Bình tăng cường huy động vốn đảm bảo nhu cầu vay cho doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh.

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã từng bước giảm dần lãi suất cho vay, chia sẻ khó khăn cùng với khách hàng. Mặt khác, từ ngày 15/7/2012, các TCTD trên địa bàn đã tiến hành rà soát các khoản vay cũ, thực hiện điều chỉnh giảm cơ bản lãi suất về mức 15%/năm. Lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu phổ biến ở mức 12 - 13%/ năm; lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất khác của các Ngân hàng từ 13- 15%/ năm.

 

Theo lãnh đạo NHNN tỉnh, trong thời gian vừa qua, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn luôn nỗ lực tập trung đẩy mạnh các biện pháp huy động vốn trên địa bàn. Nguồn vốn của các TCTD được cải thiện đã góp phần tăng khả năng đáp ứng nhu cầu về đầu tư vốn cho vay tại địa phương. Tuy nhiên vốn huy động tại địa bàn của các đơn vị không đáp ứng đủ nhu cầu về vốn đầu tư cho vay tại địa phương do đó vẫn phải sử dụng nguồn vốn điều hòa của các ngân hàng thương mại cấp trên. Tổng dư nợ toàn địa bàn từ đầu năm đến tháng 9/2012 đạt 8.272 tỷ đồng, tăng 610 tỷ đồng so với đầu năm, trong đó: dư nợ cho vay No&NT 4.929 tỷ đồng, chiếm 60%/ tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất 569 tỷ đồng, chiếm 7%/tổng dư nợ; dư nợ cho vay lĩnh vực khác 2.725 tỷ đồng, chiếm 33%/tổng dư nợ.

 

Theo đánh giá của NHNN tỉnh, các ngân hàng trên địa bàn có nhiều nỗ lực huy động nguồn vốn tại địa bàn, song chưa tự cân đối được nguồn vốn để cho vay. Trong khi đó, vốn huy động chỉ đáp ứng thường xuyên được khoảng 50% nhu cầu vay vốn phát triển SXKD của các thành phần kinh tế trên địa bàn. Do vậy, các ngân hàng vẫn phải sử dụng vốn vay điều hòa từ Ngân hàng cấp trên để đáp ứng nhu cầu đầu tư tín dụng cho các thành phần kinh tế trên địa bàn.

 

Trong lĩnh vực hỗ trợ doanh nghiệp, mặt bằng lãi suất cho vay của các ngân hàng tuy đã giảm, nhưng do khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp còn yếu. Nhiều doanh nghiệp thiếu dự án có hiệu quả đủ điều kiện để vay vốn ngân hàng, do vậy việc đầu tư vốn cho các doanh nghiệp vay phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn.

 

Cũng do tình hình hoạt động của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn đã đẩy chất lượng tín dụng của các ngân hàng còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nợ xấu có xu hướng tăng. Một số ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao nhưng hiệu quả xử lý chậm do tài sản đảm bảo nợ vay chủ yếu là BĐS khó bán.

 

Trong thời gian tới, NHNN tỉnh đã chỉ đạo các NH, TCTD bám sát định hướng, mục tiêu, nhiệm vụ năm 2012 của cấp ủy, chính quyền địa phương, của ngành ngân hàng đã đề ra. NHNN tỉnh xác định phương hướng, nhiệm vụ công tác tiếp tục nắm bắt đầy đủ thông tin về hoạt động của các TCTD, những khó khăn của doanh nghiệp, các ngành, lĩnh vực kinh tế nhằm kịp thời hỗ trợ, giải quyết khó khăn trong mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với khách hàng vay; thực hiện đầy đủ ý kiến chỉ đạo của Thống đốc NHNN, tăng cường phối hợp với các cơ quan chức năng, tham mưu với Tỉnh ủy, UBND tỉnh về các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, khơi thông nguồn vốn tín dụng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương; chỉ đạo, giám sát các TCTD trên địa bàn thực hiện nghiêm túc các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh hỗ trợ thị trường theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng nhà nước T.Ư,  rà soát, thực hiện điều chỉnh giảm lãi suất đối với các khoản vay cũ, cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vốn vay... Đồng thời xem xét tiếp tục cho vay mới đối với khách hàng có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi, ưu tiên đầu tư cho vay nông nghiệp - nông thôn với lãi suất thấp; áp dụng linh hoạt các biện pháp bảo đảm tiền vay và thủ tục cho vay nhằm tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân. Mặt khác, chỉ đạo các TCTD tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, chú trọng chất lượng công tác thẩm định, phân tích dự án, phân loại khách hàng để có chính sách khách hàng phù hợp, lựa chọn khách hàng để đầu tư tín dụng đảm bảo an toàn, hiệu quả, tránh rủi ro.

 

 

                                                                              Hồng Trung

 

Các tin khác


Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục