Người dân xã Phú Cường lần đầu tin trồng và thu hoạch cây đậu tương có giá trị kinh tế cao hơn so với cây ngô truyền thống.

Người dân xã Phú Cường lần đầu tin trồng và thu hoạch cây đậu tương có giá trị kinh tế cao hơn so với cây ngô truyền thống.

(HBĐT) - Phú Cường là một trong những xã khó khăn của huyện Tân Lạc, tỷ lệ hộ nghèo luôn xấp xỉ ở mức 47% - 50%. Từ giữa năm 2012, nhờ nguồn động lực từ Dự án giảm nghèo giúp chuyển đổi từ trồng ngô sang cây đậu tương, kinh tế Phú Cường đang dần chuyển biến khá rõ nét trong một thời gian tương đối ngắn.

 

Trong vài tháng qua, Phú Cường bất ngờ có sự đổi thay khác hẳn với những năm trước về phát triển kinh tế. Cả xã có trên 1.440 hộ thì có đến 400 hộ mạnh dạn chuyển đổi mô hình mới trồng đậu tương thay cho cây ngô truyền thống ngay từ lần đầu thử nghiệm.

 

Trước khi triển khai chuyển đổi từ cây ngô sang đậu tương, có nhiều người cũng tỏ ra đồng tình nhưng cũng không ít người người đánh giá khó có thể thành công. Tuy nhiên, động lực cho toàn xã chính là việc BQL dự án giảm nghèo của huyện phối hợp cùng chính quyền xã Phú Cường tập trung đánh gía thổ nhưỡng, khí hậu và trực tiếp đầu tư cho 4 nhóm, mỗi nhóm 15 hộ, tổng cộng 60 hộ nghèo trong xã từ giống, phân bón, đồng thời đảm bảo cử cán bộ kiểm tra kỹ thuật. Cũng chính nhờ đó phần nào đã tác động không nhỏ đến người dân trong xã thay đổi nếp suy nghĩ, quyết tâm chuyển đổi mô hình canh tác.

 

Ông Nguyễn Giáp Bản, Phó Trưởng BQL dự án giảm nghèo của huyện Tân Lạc cho biếtBQL dự án đánh giá tình hình trước khi triển khai dự án, đồng đất Phú Cường nhiều khả năng hợp với trồng cây đậu tương. Với lối canh tác truyền thống của người dân xã Phú Cường thì mỗi năm thường trồng 2 vụ ngô nhưng thường vụ thứ 2 sản lượng thấp. Do vậy, việc chuyển đổi thay vì người dân trồng vụ ngô thứ hai sẽ được trồng bằng cây đậu tương có giá trị kinh tế hơn là hết sức cần thiết. Dẫu vậy, muốn chuyển đổi được tốt thì ngay vụ đầu tiên cây ngô phải được trồng thẳng hàng. Khi gần thu hoạch vụ ngô đầu tiên, cây đậu tương sẽ được trồng xen kẽ với cây ngô. Thời gian đậu tương nảy mầm cần phải tỉa bớt lá ngô đảm bảo ánh sáng cho cây đậu tương phát triển tốt. Hơn nữa, việc chăm bón cho cây đậu tương cũng cần người dân quan tâm đúng mức mới có hiệu quả kinh tế cao.

 

Với quyết tâm cao của BQL dự án giảm nghèo Tân Lạc cùng chính quyền cùng sự đồng lòng của nhiều hộ dân, thành quả cũng đã đến với nông dân Phú Cường. Chị Bùi Thị Dích, xóm Vó, xã Phú Cường, phấn khởi cho biết, đây là năm đầu tiên người dân trong xã trồng thử cây đậu tương. Cũng may nhờ có loại cây đậu tương nên thời gian này, người dân trong xã mới có việc để làm vừa cộng thêm có thêm nguồn thu đáng kể. Như mọi năm, thời điểm trung tuần tháng chín đến tháng giữa tháng mười, người dân trong xã đa phần chỉ biết ngồi chơi dài. Nhưng từ nay trở đi nhờ cây đậu tương mà cuộc sống người dân trong xã chắc sẽ đổi khác.

 

Theo anh Bùi Văn Khái, Chủ tịch UBND xã Phú Cường, việc thay cây ngô bằng cây đậu tương của người dân trong xã thực sự là điều đáng mừng. Vừa tạo được công ăn việc làm liên tục cho người dân vừa cho thu nhập cao gấp rưỡi đến gấp đôi trồng ngô. Như tính toán của anh Khái, nếu trồng ngô mỗi ha cũng chỉ thu hoạch được khoảng 50tạ, giá bán hiện giờ cao lắm cũng chỉ được khoảng 28 triệu đồng. Còn với cây đậu tương năng suất mỗi ha cho thu hoạch từ 27 - 30 tạ. Với giá hiện tại thu mua 20.000 đồng/ kg thì ít ra cũng thu về được gần 60 triệu đồng. Trong khí đó, chi phí chăm sóc cây đậu tương rẻ hơn nhiều so với chăm sóc cây ngô.

 

Theo anh Bùi Văn Khái, nếu người dân trong xã chăm sóc tốt và trồng đúng khung thời vụ thì một năm có thể trồng được một vụ ngô và hai vụ đậu tương. Chính quyền xã đã và đang xem xét cho trồng thí điểm lối canh tác này. Tuy nhiên, điều quan trọng từ thành công bước đầu từ cây đậu tương sẽ là động lực để nhân rộng thêm nhiều hộ dân trong xã và những địa phương lân cận tham gia, nhanh chóng trở thành vùng chuyên đậu tương. Và trên hết, tạo điều kiện cho gần ½ hộ dân Phú Cường nhanh chóng thoát nghèo. 

 

 

                                                                                     Hồng Trung

 

                                             

 

Các tin khác


Huyện Lạc Thủy từng bước hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung

Bằng nhiều giải pháp đột phá trong thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TU của Tỉnh ủy về dồn điền, đổi thửa (DĐĐT), đến tháng 11/2023, huyện Lạc Thủy đã thực hiện dồn đổi được khoảng 610ha. Qua đó dần hình thành các vùng sản xuất hàng hóa, tạo thuận lợi liên kết sản xuất; ứng dụng KHKT, đưa cơ giới hóa vào sản xuất, gắn với tổ chức lại sản xuất nông nghiệp (SXNN) trên địa bàn huyện.

Phụ nữ huyện Đà Bắc chung sức xây dựng nông thôn mới

Thời gian qua, cụ thể hóa phong trào chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), các cấp Hội LHPN huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện nhiều phong trào, hoạt động thiết thực. Qua đó góp phần thay đổi diện mạo nông thôn, đóng góp tích cực vào phát triển KT-XH, nâng cao đời sống của người dân.

Huyện Lương Sơn dồn lực thực hiện các tiêu chí xây dựng đơn vị hành chính cấp thị xã

Thời gian qua, cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Lương Sơn đã triển khai đồng bộ các giải pháp đột phá nhằm xây dựng huyện phát triển toàn diện, bền vững, phát huy vai trò là vùng động lực kinh tế của tỉnh. Phấn đấu đến năm 2025, huyện Lương Sơn cơ bản đạt tiêu chí đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp thị xã.

Tiếp tục thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh

UBND tỉnh vừa có Công văn số 2065/UBND-NVK về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Chương trình cắt giảm, đơn giản hoá quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020-2025.

Huyện Tân Lạc: Trên 149 tỷ đồng cho vay hộ nghèo và đối tượng chính sách

Theo Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tân Lạc, trong 10 tháng năm 2023, doanh số cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 149,05 tỷ đồng, với trên 4,1 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn. Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách trên địa bàn huyện đạt 519,3 tỷ đồng, với gần 15 nghìn khách hàng còn dư nợ.

Xã Bình Hẻm nhiều giải pháp giảm nghèo bền vững

Xác định rõ giảm nghèo bền vững (GNBV) là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên và lâu dài, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, xã Bình Hẻm (Lạc Sơn) đã triển khai đồng bộ, linh hoạt nhiều giải pháp phù hợp. Nhờ đó xã đạt được những kết quả tích cực trong công tác giảm nghèo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục