Các thành viên tổ công tác tìm hiểu khó khăn của Công ty Cổ phần Đại Lâm (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hiện đang gặp khó khăn lớn về tài chính do lượng khách ít, dư nợ vay ngân hàng cao.

Các thành viên tổ công tác tìm hiểu khó khăn của Công ty Cổ phần Đại Lâm (xã Tú Sơn, huyện Kim Bôi). Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, hiện đang gặp khó khăn lớn về tài chính do lượng khách ít, dư nợ vay ngân hàng cao.

(HBĐT) - Trong hai ngày 23/10 và 26/10, Tổ công tác tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã làm việc với 10 doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn các huyện Kỳ Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Mai Châu, Cao Phong và thành phố Hòa Bình. Đây là các doanh nghiệp hoạt động trên lĩnh vực: du lịch, xây dựng, khai thác khoáng sản, sản xuất gạch, xi măng, bột giấy…, được tổ công tác lựa chọn để tìm hiểu khó khăn, nhằm nắm bắt khó khăn chung của cộng đồng doanh nghiệp, qua đó tìm ra biện pháp tháo gỡ.

 

Qua phản ánh của các doanh nghiệp có hoạt động sản xuất công nghiệp, từ năm 2010 đến nay, tình hình sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn. Ngoài nguyên nhân chủ quan, các nguyên nhân khách quan gồm có: chi phí sản xuất tăng cao, lãi suất ngân hàng cao, thiếu vốn đầu tư sản xuất, nguồn điện cung ứng cho sản xuất không ổn định… Trong đó, khó khăn lớn nhất là khả năng tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho khá lớn. Ví dụ: Công ty Cổ phần Xi măng Sông Đà (TPHB) tồn kho khoảng 2.528 tấn xi măng, Công ty Cổ phần gạch Hương Sơn (Kỳ Sơn) tồn hơn 7 triệu viên gạch trong khi chỉ sản xuất cầm cự, Công ty Cổ phần Sản xuất vật liệu xây dựng và khoáng sản Hòa Bình (Kim Bôi) tồn vài trăm tấn cao lanh… Đối với các doanh nghiệp này, khó khăn mấu chốt nhất nằm ở khâu tiêu thụ sản phẩm. Do sản phẩm tiêu thụ kém, đơn vị phải thu hẹp quy mô sản xuất thậm chí tạm ngừng sản xuất, dẫn đến nhiều khó khăn khác như khó tiếp cận thêm vốn ngân hàng, nợ lương công nhân, nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế… Chính vì vậy, đề xuất chung của các doanh nghiệp nhóm sản xuất vật liệu xây dựng là được hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, mong muốn được cung cấp sản phẩm cho các công trình, dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh, do UBND tỉnh và các đơn vị trong tỉnh làm chủ đầu tư. Đây cũng là đề xuất chung của nhiều doanh nghiệp - chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ - đang có hoạt động sản xuất trên địa bàn tỉnh.

 

Tổ công tác đã ghi nhận khó khăn và đề xuất của doanh nghiệp. Đến nay, tổ cơ bản hoàn thành chương trình tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp trên địa bàn. Theo đúng kế hoạch, tổ công tác sẽ tổng hợp thông tin và lập báo cáo trình UBND tỉnh trong thời gian sớm nhất.   

 

                                                                               Thu Trang

 

 

Các tin khác


Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Huyện Lạc Sơn phát triển sản phẩm OCOP

(HBĐT) - Triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Lạc Sơn hiện có 10 sản phẩm của 10 chủ thể được chứng nhận OCOP 3 sao cấp tỉnh.

Xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp phát triển nhà ở xã hội

(HBĐT) - Việc triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (NƠXH) trong thời gian qua nhằm thực hiện chủ trương bảo đảm an sinh xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH và ổn định thị trường bất động sản. Chính phủ đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 03/CT-TTg, ngày 25/1/2017 về đẩy mạnh phát triển NƠXH. Tuy nhiên, việc phát triển NƠXH vẫn tiến triển rất chậm với nhiều khó khăn, vướng mắc.

Huyện Cao Phong: Nâng cao chất lượng cam phục vụ xuất khẩu

(HBĐT) - Sau khi tới thị trường Anh, cam Cao Phong bước đầu nhận được những phản hồi tích cực từ người tiêu dùng sở tại, đánh dấu sự trở lại của loại trái cây đặc sản miền Bắc trên thị trường thế giới sau hơn 40 năm. Đây là động lực lớn, tiền đề để các cấp chính quyền cũng như doanh nghiệp, HTX, nông dân trồng cam trên địa bàn huyện tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng sản phẩm nông sản đặc trưng của vùng đất Mường Thàng.

Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục