Kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng bí xanh đạt hiệu quả cao với năng suất gần 1 tấn/sào, chất lượng quả tốt, tỷ lệ quả thương phẩm cao.

Kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại, nông dân xã Mai Hạ (Mai Châu) trồng bí xanh đạt hiệu quả cao với năng suất gần 1 tấn/sào, chất lượng quả tốt, tỷ lệ quả thương phẩm cao.

(HBĐT) - Tỉnh ta vừa kết thúc thắng lợi sản xuất vụ mùa, hè thu. Nhìn lại diễn biến của vụ sản xuất quan trọng này, Giám đốc Sở NN&PTNT Hoàng Văn Tứ nhấn mạnh: Nông dân trong tỉnh đã bảo toàn được thành quả lao động trước những yếu tố khách quan gây nhiều bất lợi như thời tiết xấu, sâu bệnh hại… Có thể nói, cùng với nỗ lực tự thân của người nông dân, sự vào cuộc tích cực, kịp thời, hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành đã đẩy lùi được những nguy cơ, tạo nên một vụ sản xuất thành công trên nhiều phương diện.

           

Bước vào sản xuất vụ mùa, hè thu, nông dân trong tỉnh phải đối mặt ngay với áp lực từ thời tiết. Ngay từ đầu vụ đã xảy ra 3 đợt nắng nóng, tuy không kéo dài nhưng đã gây hạn cục bộ ở một số địa bàn. Thời kỳ cao điểm, toàn tỉnh có 3.723 ha lúa và cây màu bị hạn. Nhờ làm tốt công tác thủy lợi kết hợp với có mưa bổ sung nên ảnh hưởng của nắng nóng không đáng kể, các loại cây trồng nhìn chung đã sinh trưởng, phát triển ổn định.

           

Vượt qua nguy cơ hạn hán, đến trung tuần tháng 8, sản xuất nông nghiệp lại lao đao đối mặt với ảnh hưởng của cơn bão số 5. Nhất là trong các ngày từ 16-20/8, bão số 5 gây ra mưa vừa, mưa to trên diện rộng, dẫn tới ngập úng cục bộ một số nơi. Nước vừa kịp rút mấy ngày thì đến đầu tháng 9 lại tiếp tục xảy ra mưa nhỏ, mưa vừa kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến một số diện tích lúa trà chính vụ đang trỗ bông, phơi màu.

           

Bà Hoàng Thị Thu Hằng, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thủy cho biết: Mưa kéo dài đã gây ngập cục bộ tại một số nơi trên địa bàn huyện, chủ yếu là những vùng có địa hình trũng như xã Yên Bồng, An Lạc, An Bình, Lạc Long… Sau mưa, sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu phát sinh và gây hại trên diện tích lúa đang phân hóa đòng. Thống kê có thời điểm diện tích lúa bị nhiễm lên khoảng 200 ha. Ngay sau khi xác định diện tích nhiễm, lực lượng chức năng đã nhanh chóng vào cuộc, chỉ đạo việc phun thuốc diệt trừ sâu ở giai đoạn sâu non tuổi 1-3. Nhờ đó đã kịp thời khống chế mức độ gây hại của sâu cuốn lá.

           

Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, trong vụ mùa năm nay, sâu cuốn lá nhỏ bắt đầu xuất hiện và gây hại từ cuối tháng 7. Trong đó, trưởng thành lứa 5 vũ hóa rộ từ ngày 20/7 – sớm hơn cùng lứa năm trước 7-10 ngày, sâu non hại diện hẹp trên trà lúa sớm từ đầu tháng 8. Tổng diện tích nhiễm các lứa sâu là 3.452,5 lượt ha, trong đó diện tích nhiễm nặng là 445 lượt ha, diện tích xử lý thuốc hóa học là 2.117 ha, không có diện tích giảm trên 70% năng suất. Ngoài sâu cuốn lá, trên cây lúa vụ mùa còn xuất hiện các đối tượng sâu bệnh hại khác, như dịch ốc bươu vàng (diện tích nhiễm là 1.937 ha), tập đoàn rầy (2.874 lượt ha), bệnh khô vằn (4.345,2 ha), bệnh vàng lá (311 ha) bọ xít dài (473 ha), sâu đục thân bướm hai chấm (61 ha), chuột (157 ha bị hại)… Các đối tượng khác như bệnh đốm nâu, tiêm lửa, nhện gié… gây hại rải rác, cục bộ từng ruộng, từng vùng, với tổng diện tích nhiễm khoảng trên 1.000 ha.

 

Không chỉ riêng cây lúa, trên các cây trồng cạn cũng xuất hiện nhiều đối tượng sâu bệnh hại, có nguy cơ làm giảm năng suất và sản lượng cây trồng nếu không kịp thời triển khai các biện pháp khống chế. Trên cây ngô, diện tích nhiễm các đối tượng như bệnh khô vằn, bệnh đốm lá, chuột là 118,5 ha (vụ hè thu năm 2011, diện tích nhiễm là 92 ha). Trên cây lạc, đậu tương, đối tượng gây hại chủ yếu là sâu cuốn lá, sâu đục thân, bệnh sương mai, bệnh héo xanh, đốm lá… Diện tích nhiễm tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với tổng diện tích là 87 ha (trong khi năm 2011 chỉ có 2 ha). Sâu bệnh hại trên cây mía cũng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước với tổng diện tích khoảng 370 ha (năm 2011 là 8 ha)… Theo thống kê của Chi cục BVTV, toàn tỉnh có 15.332,7 lượt ha các loại cây trồng vụ mùa, hè thu bị nhiễm các đối tượng dịch hại, trong đó diện tích nhiễm nặng là 2.403,3 lượt ha.

 

Trước diễn biến phức tạp của thời tiết và các đối tượng dịch hại, Sở NN&PTNT đã chỉ đạo sát sao công tác bảo vệ thực vật nhằm kiểm soát những tác động xấu ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cây trồng. Theo đó, công tác điều tra, phát hiện và dự tính dự báo được xác định là công tác trọng tâm của Chi cục BVTV cũng như mạng lưới các Trạm BVTV. Chế độ thông tin, báo cáo hai chiều về tình hình sâu bệnh và diện tích nhiễm dịch hại được duy trì đều đặn 7 ngày/lần. Trong tháng cao điểm của sâu bệnh, Chi cục BVTV đã huy động tối đa lực lượng cán bộ làm việc cả ngày lễ và ngày nghỉ. Cùng với việc nắm bắt chặt chẽ diễn biến của các đối tượng sâu bệnh hại, Chi cục đã kịp thời ban hành các công văn khẩn, công điện khẩn nhằm thông báo, tham mưu, đề xuất, đề nghị các biện pháp phòng trừ. Đặc biệt, trong nỗ lực chung, 122 tổ dịch vụ BVTV với trên 750 thành viên đã phát huy tốt vai trò trong việc tuyên truyền, tổ chức điều tra, phát hiện tình hình dịch hại và phối hợp thực hiện các biện pháp phòng trừ dịch hại tại cơ sở.  Sự vào cuộc đồng bộ, sâu sát và quyết liệt đó của các lực lượng chuyên ngành đã góp phần tích cực giúp nông dân các địa phương khống chế được những yếu tố bất lợi chi phối hiệu quả sản xuất. Kết quả là mức độ gây hại của các đối tượng thiên địch đã được hạn chế đến mức thấp nhất có thể. Theo ghi nhận của Chi cục BVTV, tổng thiệt hại do các loại sâu bệnh chính gây ra trong vụ đã được khống chế ở mức dưới 1,5% tổng sản lượng các loại cây trồng trong vụ; trong tổng diện tích trên 15.300 ha bị nhiễm dịch hại, chỉ có 0,2 ha bị giảm trên 70% năng suất. Đây là thành quả rất đáng ghi nhận, cho thấy quyết tâm của ngành NN&PTNT trong nỗ lực nâng cao hiệu quả công tác phòng trừ dịch hại, bảo toàn thành công năng suất và sản lượng các loại cây trồng vụ mùa, hè thu 2012.

 

Đánh giá cao kết quả này, ông Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT nhấn mạnh: Cùng với nỗ lực tự thân của người nông dân, sự vào cuộc tích cực, kịp thời, hiệu quả của các lực lượng chuyên ngành khi triển khai công tác phòng trừ dịch hại trên cây trồng đã tạo nên một vụ sản xuất thành công trên nhiều phương diện. Thành công của vụ mùa, hè thu đã góp phần quan trọng vào việc hoàn thành kế hoạch sản xuất nông nghiệp năm 2012, giúp tỉnh ta tiếp tục đảm bảo tốt an ninh lương thực./.

 

 

                                                                          Thu Trang

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục