Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra mô hình trồng cam đường canh tại xã Phú Thành.

Lãnh đạo UBND huyện Lạc Thủy kiểm tra mô hình trồng cam đường canh tại xã Phú Thành.

(HBĐT) - Đến Lạc Thủy vào mùa cam bắt đầu thu hoạch. Ven đường chợ trung tâm thị trấn Chi Nê, người mua- bán cam tập lập. Ai qua đây cũng tìm mua cho được những quả cam mọng nước, ngọt đậm đà của quê hương Lạc Thủy để ăn, làm quà. Cây cam đang trở lại đồng đất Lạc Thủy, bước đầu trở thành hướng phát triển kinh tế khá hiệu quả của nông dân.

 

Anh Đặng Văn Bình quê ở thị trấn Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đến vùng đất xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa trồng cam từ năm 2006. Đến nay, diện tích trồng cam của gia đình anh đã lên tới 7ha với 2 giống cam Vinh lòng vàng và cam Canh. Năm nay là năm thứ 4 cam cho thu hoạch. Năm 2011, gia đình thu về gần 2 tỉ đồng, trừ chi phí khoảng 500 triệu đồng. Năm 2012 này dự kiến sẽ thu về gần 3 tỉ đồng. Anh Bình cho biết: Vừa rồi, có thương lái đưa ô tô vào tận vườn đặt mua cam với giá 18.000 đồng/kg nhưng anh chưa bán. Theo anh Bình, điều kiện đất đai, khí hậu xã Liên Hoà- Lạc Thủy phù hợp với cây cam. Cam trồng ở Lạc Thuỷ to hơn, mọng nước, ngọt đậm… Anh Bình bảo, thực tế trồng cam chứng minh, ngoài điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu, thì người dân phải biết đầu tư kể cả tiền và khoa học kỹ thuật thì mới cho kết quả tốt. Từ mô hình của anh Bình, hiện nay, khá nhiều hộ dân trong xã đã đầu tư trồng cam.

 

Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Thuỷ Hoàng Thị Thu Hằng cho biết: Cam được xác định là thế mạnh của huyện Lạc Thủy. Diện tích cây cam của Lạc Thủy đã tăng hàng năm. Đến nay đã có 97 ha chủ yếu là là các giống cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam đường Canh, cam xã Đoài. Năng suất và sản lượng cam Lạc Thủy được nâng lên, thu nhập người trồng cam cũng tăng mạnh. Theo giá cam hiện tại, cam lòng vàng 13.000 đồng/kg, cam V2 15.000 đồng/kg, cam đường canh 45.000 đồng/kg, năng suất trung bình của cả huyện từ 5,5- 6 tấn/ha, doanh thu cam năm 2012 của huyện đạt xấp xỉ 9 tỷ đồng. Nhiều hộ đầu tư thâm canh tốt có thể cho thu nhập 500 triệu đồng/ha. Năm 2008, huyện Lạc Thủy phê duyệt Đề án trồng cam chất lượng cao, trích ngân sách trên 1,5 tỷ đồng hỗ trợ nông dân phát triển cây cam thông qua hình thức hỗ trợ giống mới, hỗ trợ một phần phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và KHKT. Huyện đang đặt muc tiêu đến năm 2015 ổn định thâm canh 200 ha các giống cam có chất lượng, tập trung vào giống cam Vinh lòng vàng, cam V2, cam đường Canh, phấn đấu năng suất bình quân đạt từ 8-10 tấn/ha. Huyện tiếp tục thực hiện Dự án cam chất lượng cao đến năm 2015, trong giai đoạn 2013- 2015 trồng mới thêm 100 ha. Theo chị Hằng, để khai thác những lợi thế phát triển cây cam hàng hóa, cùng với tiếp tục có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân như hỗ trợ vay vốn ngân hàng, huyện đang đề xuất với tỉnh có chính sách hỗ trợ vật tư đầu vào cho người trồng cam thời kỳ kiến thiết cơ bản (giống, phân bón, thuốc BVTV, nhân công, kỹ thuật…) ; đầu tư kinh phí cải tạo vườn cam có tuổi nhưng vẫn có khả năng phát triển tốt, nhất là đối với các hộ khó khăn về vốn; hỗ trợ KHKT trồng cam cho nông dân, cũng như phương pháp bảo quản để nâng cao giá trị sản phẩm.

 

                                                                         Hương Lan

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục