Hai năm gần đây, vườn bưởi của gia đình cụ Trần Đức Trình (thôn Đồng Tiến, Đông Lai) cho nguồn thu từ 270-300 triệu đồng/năm.

Hai năm gần đây, vườn bưởi của gia đình cụ Trần Đức Trình (thôn Đồng Tiến, Đông Lai) cho nguồn thu từ 270-300 triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Bấy lâu nay, không mấy người biết ở thôn Đồng Tiến, xã Đông Lai (Tân Lạc) vẫn có bưởi Đoan Hùng đang được khách hàng Hà Nội, Hà Nam, Ninh Bình, Hải Phòng ưa chuộng. Câu chuyện bưởi được nhân giống từ cây bưởi cổ thụ của gia đình cụ Năm, lấy giống ở tỉnh khác về trồng cách đây hơn 20 năm (nay giao cho cháu là Bùi Văn Ngảy - Nguyễn Thị Khánh chăm sóc).

 

Từ cây này, bắt đầu chỉ là mấy cành chiết, ghép trồng ở vườn nhằm cải tạo vườn tạp, rồi vườn bưởi của gia đình bác Ngảy, Khánh phát triển với số lượng khoảng 250 cây. Khi được ăn nếm những quả bưởi đầu tiên, gia đình đã thấy màu sắc, vị của tép bưởi không giống với bưởi địa phương và thấy ngon, hấp dẫn bởi vị ngọt, thanh. Qua thẩm định của một số người, đây là bưởi có gốc giống bưởi Đoan Hùng. Từ việc “trồng chơi” ban đầu, vườn bưởi đã cho gia đình khoản thu đáng kể. Năm 2011, gia đình bác Ngảy thu được gần 300 triệu đồng. Riêng cây bưởi cổ, cho thu 17 triệu đồng.  

Từ vườn bưởi bác Ngảy, nhiều năm qua, hàng chục gia đình khác trong xóm cũng đầu tư, thâm canh cây bưởi. Bưởi trồng được không phải lo đầu ra bởi các thương lái (từng trước đây vào mua mía tím), nay là khách hàng tiềm năng của giống cây này. Hiện nay, trong số 70 hộ của thôn có 90% số hộ trồng bưởi (nhà ít nhất cũng từ 50-60 cây). Trưởng thôn Lê Đức Cảnh cho biết: Năm 2011, riêng tiền từ bán bưởi đã mang về Đồng Tiến tới 2 tỷ đồng (chưa kể nguồn thu nhập  từ mía, chăn nuôi). Năm 2012, tính sơ sơ, nếu hết vụ cũng được khoảng 2,7 tỷ đồng.  Gia đình cụ Trần Đức Trình, người có nhiều trang trại bưởi đầu bảng ở xóm. Cụ trồng bưởi từ đầu những năm 2000, nhưng điểm mạnh của gia đình chính là có kỹ thuật thâm canh trồng trọt. Qua tìm hiểu trên sách, báo cùng kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, gia đình thấy rằng, thổ nhưỡng ở thôn Đồng Tiến hợp với giống bưởi này. Vấn đề tiếp theo là chăm sóc, trồng tỉa, trồng xen cây gì để nâng cây bưởi lên, quả có mẫu mã, chất lượng. Mới đầu, gia đình chỉ trồng 50 cây, nay tăng lên 210 cây (1,3 ha). 3 con trai của cụ thấy được hướng mở từ cây bưởi cũng đầu tư, mở rộng diện tích. Riêng con trai út còn mang giống bưởi này lên trồng ở xã Mãn Đức và thấy rằng cũng đang có nhiều triển vọng (gần 3 ha bưởi). Năm 2010, gia đình cụ Trình thu được chừng 80 triệu đồng, năm 2011 đã có được 270 triệu đồng từ cây bưởi. Nhiều cây bưởi trong vườn nhà cụ cho tới 8 triệu đồng/cây. Cụ cho rằng, tuy đầu tư mỗi năm cho vườn bưởi chỉ khoảng 10 triệu đồng nhưng việc chăm tỉa cho cây trong các thời kỳ phát triển lại hết sức quan trọng, dù không cần quá nhiều công sức. Có lẽ vậy mà quả bưởi nhà cụ Trình đẹp về mẫu mã và có vị ngon, giòn, ngọt, thanh hơn các vườn bưởi khác. Mùa bưởi năm nay, nhà cụ đang dẫn đầu xóm về mức tổng thu từ bưởi (khoảng trên 300 triệu đồng). Nhiều hộ khác ở Đồng Tiến tiếp tục có nguồn thu đáng kể từ bưởi như gia đình anh Bùi Tiến Hiệp, Lương Bá Long (70 triệu đồng/năm), gia đình anh Lương Bá Cường (150 triệu đồng)...  

Cây bưởi đã trở thành cây trồng hàng hoá và đem lại nguồn thu chính cho nhiều hộ dân ở Đồng Tiến. Cũng vì thế, năm 2011, số hộ nghèo của xóm còn 15 hộ và năm 2012 đã giảm xuống còn 12 hộ. Khả năng thôn Đồng Tiến giảm cơ bản hộ nghèo đang đến gần, nếu như cây bưởi được nhân rộng lâu dài. Thấy được hiệu quả từ cây bưởi ở Đồng Tiến, nhiều xóm khác ở xã Đông Lai đang đầu tư, mở mang, trồng mới tới hàng chục ha.

 

                                                                                     Bùi Huy

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục