Sau chuyển đổi, hoạt động của Công ty TNHH MTV Cao Phong hiệu quả nhất trong khối NLT tỉnh ta. Ảnh: Hộ gia đình Thu - Luyện (Cao Phong) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha từ trồng cam.

Sau chuyển đổi, hoạt động của Công ty TNHH MTV Cao Phong hiệu quả nhất trong khối NLT tỉnh ta. Ảnh: Hộ gia đình Thu - Luyện (Cao Phong) có thu nhập hàng trăm triệu đồng/ha từ trồng cam.

(HBĐT) - Theo Ban chỉ đạo sắp xếp, đổi mới và phát triển nông, lâm trường tỉnh (BCĐ), mặc dù đã đạt được một số kết quả nhất định nhưng nhìn chung, hoạt động của các NLT chưa có nhiều chuyển biến rõ nét. Công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập, các NLT chưa thực sự khẳng định là trung tâm phát triển kinh tế, chuyển giao KH-KT của vùng. UBND tỉnh đang chỉ đạo các ngành chức năng rà soát, tăng cường công tác quản lý, triển khai các giải pháp phát huy nguồn lực đất đai tại các NLT, phục vụ phát triển KT-XH của địa phương.

 

Khắc phục bất cập trong quản lý đất đai

 

Lâu nay, công tác quản lý đất đai tại các NLT còn nhiều bất cập. Để khắc phục tình trạng này, nhằm phát huy nguồn lực đất đai, UBND tỉnh đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung giải quyết những tồn tại vướng mắc về đất đai, nhất là đối với diện tích các NLT xin trả lại địa phương quản lý, có phương án giải quyết rõ ràng đối với diện tích NTL trả ra. Tỉnh ta có 8 nông, lâm trường, trước khi sắp xếp có tổng diện tích trên 26.248 ha, trong đó các nông trường quản lý 6.073,6 ha. Thực hiện sắp xếp đổi mới và phát triển các NLT, đến tháng 6/2011, tỉnh ta đã thực hiện sắp xếp xong 100% các NLT theo các văn bản chỉ đạo của Chính phủ. Sau chuyển đổi, Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình được giao quản lý 22.166,2 ha, trong đó diện tích xin giữ lại để tiếp tục sử dụng  11.916,63 ha, diện tích sử dụng không hiệu quả và chưa sử dụng 2.423,9 ha; diện tích đất giao thông thủy lợi, đất nông nghiệp và đất do CBCNV sử dụng làm đất ở lâu dài  6.643,68 ha; diện tích UBND tỉnh đã thu hồi 1.182,6/9066,97 ha. Tổng diện tích của các nông trường (Công ty TNHH MTV) 6.073,65 ha, trong đó, các công ty xin giữ lại 3.530,57 ha; UBND tỉnh đã ra quyết định thu hồi 808,2 ha để sử dụng vào các mục đích khác hiệu quả hơn. Đến nay đã rà soát, đo đạc, lập bản đồ địa chính đất của nông trường theo quy định. Riêng Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Hòa Bình, năm 2012 tỉnh đã chủ trương đo đặc toàn bộ diện tích đất của công ty, hiện đang thực hiện. Đánh giá việc thu hồi đất của các NLT đã có quyết định chuyển đổi chưa được giải quyết dứt điểm. Việc đo đạc xác định ranh giới, đến nay đã được thực hiện xong ở các nông trường. Các NTL chưa chủ động lập quy hoạch sử dụng đất và lập hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất đối với diện tích đất đề nghị giữ lại theo quy định trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Các NLT chưa chủ động lập hồ sơ giao đất, thuê đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Quy hoạch chi tiết của NTL chưa được thực hiện. Theo đó, ảnh hưởng đến công tác quản lý, phân vùng và tổ chức sản xuất cũng như công tác giao khoán đất đai cho các hộ thuộc NLT. Việc quản lý đất đai tại NLT bị buông lỏng để xảy ra tình trạng sử dụng đất chưa đúng mục đích, lãng phí. Cá biệt có những hộ sử dụng, chuyển nhượng đất đai trái quy định của pháp luật.

 

 

Hiệu quả kinh doanh thấp

 

Cũng theo BCĐ, quá trình sắp xếp tại NLT mới thực tế mới làm được việc chuyển đổi tên thành các công ty TNHH MTV, chưa tạo được động lực là trung tâm chuyển giao KHKT, phát triển kinh tế vùng. Hiệu quả SX-KD, sử dụng bền vững tài nguyên đất, tài nguyên rừng, hình thành các vùng sản xuất NLN hàng hóa tập trung, chuyên canh, thâm canh quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến và thị trường tiêu thụ; chậm đổi mới về cơ chế quản lý. Vai trò của NLT thực hiện cung ứng dịch vụ đầu vào cho sản xuất như: vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc trừ sâuchưa đáp ứng yêu cầu sản xuất; dịch vụ chế biến, tiêu thụ sản phẩm phục vụ sản xuất còn rất ít. Đa số nông dân sản xuất bán ở dạng nguyên liệu và trực tiếp người sản xuất tự tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm. Việc đầu tư mở rộng SX-KD, tăng cường tiềm lực khoa học công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH-KT mới vào sản xuất gặp khó khăn do thiếu vốn, năng suất cây trồng, vật nuôi chưa xứng với tiềm năng. Các NLT hoạt động chủ yếu theo hình thức giao khoán và nộp sản ( phát canh thu tô). Phần lớn các NLT chưa có phương án cụ thể và khả thi, gặp nhiều lúng túng trong tổ chức sản xuất, kinh doanh. Quản lý diện tích đất lớn tuy nhiên hiệu quả SX-KD của các NTL rất thấp. Công ty TNHH MTV Cao Phong lãi lớn nhất trong  trong khối, năm 2011 đạt trên 1 tỷ đồng; Sông Bôi 231 triệu đồng, 2/9 là 56,17 triệu đồng; Thanh Hà 35 triệu đồng; Cửu Long 12,23 triệu đồng.

 

 

“Siết chặt quản lý, phát huy nguồn lực đất đai

Theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương đang tăng cường phối hợp rà soát, đánh giá hiện trạng đất đai, triển khai phương án hỗ trợ kinh phí đo đạc, lập bản độ địa chính, đề xuất các phương án khả thi đẩy nhanh tiến độ bàn giao đất về cho địa phương quản lý làm căn cứ để xây dựng phương án trình UBND tỉnh triển khai thực hiện nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác tốt tiềm năng đất đai. Cơ quan chức năng đang tham mưu cho UBND tỉnh có quyết định giao đất cho chủ quản lý để các NLT chủ động cắm mốc giới đất đai và có biện pháp quản lý chặt chẽ đất đai được giao theo Văn bản số 4043 ngày 2/11/2011 của Bộ TN&MT. Diện tích đất trong đề án phê duyệt do các NLT đề nghị trả lại địa phương đề nghị UBND tỉnh thu lại giao cho địa phương quản lý theo quy định pháp luật. Duyệt quy hoạch sử dụng đất NLT làm cơ sở thực hiện giao đất, cho thuê đất theo hướng dẫn của Bộ TN&MT. Giải quyết đất ở, đất sản xuất đối với hộ gia đình, cá nhân là CBCNVC của NLT trước đây theo phương châm: Những người có hộ khẩu hợp pháp trên địa bàn, chưa có đất ở được xét cấp đất theo quy định; những hộ gia đình, cá nhân đã được NLT giao trước đây đang định cư, sinh sống ổn định nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, chính quyền địa phương xem xét cấp đất, giao QSDĐ theo quy định pháp luật đất đai. Các NLT cần khẩn trương chủ động làm thủ tục về đất đai với cơ quan chức năng. Gắn trách nhiệm của địa phương thực hiện các thủ tục đất đai đối với phần đất các NLT trả lại địa phương. Cơ quan chức năng cũng đang đề xuất phương án giao đất có thu tiền đối với những người làm trang trại, nhà kiên cố trên đất NLT. Theo đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đối với phần đất các NTL xin giữ lại, yêu cầu bắt buộc đặt ra cho các NLT là phải quản lý và khai thác hiệu quả nguồn lực đất đai. Các NLT cần tập trung đổi mới tư duy, nâng cao năng lực quản trị, xây dựng và triển khai các phương án kinh doanh cụ thể, khả thi,  khẳng định vai trò là trung tâm kinh tế, chuyển giao KH-KT trong vùng, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến tạo sự phát triển bền vững và hiệu quả. Tới đây, UBND tỉnh sẽ rà soát, đánh giá phương án SX-KD và hiệu quả hoạt động của từng NLT; đối với NLT hoạt động không mang lại hiệu quả rõ rệt có thể xem xét giải thể, bàn giao tài sản và đất về địa phương quản lý phục vụ phát triển KT-XH; đối với NLT có hiệu quả rõ rệt sẽ thực hiện những biện pháp hỗ trợ nhằm xây dựng vùng sản xuất hàng hóa, nguyên liệu tập trung phù hợp với điều kiện, đặc thù KT-XH của tỉnh.

 

                                                                                         Lê Chung  

 

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục