Nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa chiêm xuân.

Nông dân xã Hạ Bì (Kim Bôi) làm đất chuẩn bị gieo cấy lúa chiêm xuân.

(HBĐT) - Trong thời tiết giá lạnh, nông dân các xã Vĩnh Đồng, Hạ Bì, Nam Thượng, Sào Báy, Kim Truy (Kim Bôi) vẫn mải miết ngoài đồng hoàn tất các công việc chuẩn bị cho ngày hội cấy. Ngoài trời nhiệt độ chỉ dưới 10oC nhưng không khí lao động, sản xuất không vì thế mà bị trì hoãn, ngược lại đang rất tích cực, khẩn trương.

 

Cánh đồng xóm Sào, xã Hạ Bì rộng đến cả chục ha. Hiện giờ, ở một số khoảng ruộng trống đã được cày lật, phơi đất.  Hàng chục nông dân đang hối hả thu hoạch su hào, cải xanh, bắp cải ở ruộng nhà. Bà Bùi Thị Thầm  hộ trồng rau hăm hở: nông dân chúng tôi cứ sáng sớm đã ra đồng cắt, nhổ rau để còn kịp mang tiêu thụ ngoài thị trường. Chỉ còn ít ngày nữa là bước vào vụ cấy, bà con trong xóm đang hoàn tất thu hoạch hoa màu để giải phóng đất cho sản xuất vụ đông.

 

Các xóm Sống Trên, Sống Dưới, Chanh Cả của xã Vĩnh Đồng cũng đang hối hả vào vụ mới. Trên khắp các cánh đồng, đâu đâu cũng thấy bóng dáng nông dân tay cày, tay cuốc làm việc hăng say. Anh Bùi Văn Thế, nông dân xóm Chanh Cả cho biết: Đồng ruộng đã cơ bản giải phóng xong diện tích đất cho cấy lúa vụ chiêm - xuân. Chỉ còn lác đác vài đám ruộng trồng khoai tây đang cuối thời kỳ thu hoạch. Giá khoai tây đang ở mức cao, bình quân tại ruộng đã 9.000 - 10.000 đồng/kg nên tranh thủ lúc này, các hộ phấn đấu thu nhanh gọn cũng vừa kịp thời gian làm đất  cấy lúa.

 

Theo ông Bùi Văn Nheo, Chủ tịch UBND xã Nam Thượng, tuy điều kiện thời tiết không thuận, rét đậm, rét hại đang xảy ra nhưng xã đã triển khai các biện pháp tuyên truyền, vận động nông dân chủ động khắc phục, tận dụng các điều kiện đầu tư, thâm canh để có vụ chiêm - xuân bội thu, tăng cao về năng suất và sản lượng cây trồng. Hiện nay, bà con các xóm đã triển khai làm đất đạt 90% trên tổng diện tích 160 ha lúa vụ chiêm - xuân. Khâu giống, phân bón, thực hiện gieo mạ theo đúng kỹ thuật. Trong thời tiết rét hại, bà con đã tiến hành che phủ nilon ở 100% diện tích khoảnh mạ đã gieo phòng thời tiết khắc nghiệt làm chết mạ.

 

Vụ xuân năm 2013, toàn huyện phấn đấu gieo trồng  9.050 ha, tăng 63,7 ha so với vụ xuân 2012. Trong đó, diện tích trồng lúa nước đạt 2.600 ha, năng suất đạt 60 tạ/ha, sản lượng 15.600 tấn, diện tích ngô đạt 2.100 ha, năng suất 52 tạ/ha, sản lượng xấp xỉ 11.000 tấn. Nguồn nước tại các hồ, đập đang được quản lý tốt. Các địa phương thực hiện điều hành nước tập trung và tổ chức sửa chữa các công trình thủy lợi đảm bảo đủ nước để tiến hành gieo cấy và tưới dưỡng trong suốt thời kỳ sinh trưởng lúa, cây màu. Ngoài tham gia chiến dịch toàn dân làm thủy lợi, nông dân các xã còn tích cực kiểm tra và thường xuyên nạo vét, be bờ vùng, bờ thửa trước khi sản xuất bắt đầu.

 

Ông Bùi Xuân Bộ, Phó trưởng phòng NN & PTNT huyện nhận định: Thời tiết đang khó khăn nên huyện chỉ đạo các địa phương chậm lại việc gieo lượng giống tập trung. Dự kiến trên 50% tổng lượng giống lúa được gieo sau đại hàn (từ ngày 22 - 25/1). Đối với lượng giống đã gieo, bà con tuân thủ gieo mạ sản, gieo thưa để mạ khỏe, tiết kiệm giống, quan tậm che phủ nilon ở 100% diện tích để mạ chống chịu được rét đậm. Giống lúa lai như nhị ưu 838, nghi hương 2308, TH3  3, Syn 6, nhị ưu 69 và bồi tạp sơn thanh được gieo tăng diện tích ở những nơi đất tốt, có điều kiện đầu tư thâm canh. Nơi đất xấu, ít có điều kiện đầu tư, tập trung gieo giống thuần như khang dân 18, TBR1, TBR36, Q5, CR 203 để đảm bảo giữ năng suất ổn định. Lịch cấy toàn huyện phấn đấu kết thúc trong tháng 2. Các cơ quan chuyên môn đang phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể địa phương thường xuyên bám sát cơ sở để chỉ đạo sản xuất vụ xuân thắng lợi.

 

                                                                                Bùi Minh

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục