Gia trại chăn nuôi của vợ chồng chị Đạt.

Gia trại chăn nuôi của vợ chồng chị Đạt.

(HBĐT) - Ở xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch (Mai Châu) có mô hình chăn nuôi lợn của vợ chồng chị Đoàn Thị Đạt, anh Ngô Văn Yên đáng để các hộ dân tham quan, học tập.

 

Anh Yên tâm sự: trước đây, gia đình từng chăn nuôi các loại gà, vịt, cả con giống cung cấp cho các hộ xung quanh. Nhưng những năm 2010 - 2011, giá cả biến động, vịt xuất bán không được giá dẫn đến làm ăn thua lỗ. Đó cũng là thời điểm anh, chị quyết định chuyển hướng chăn nuôi lợn, tập trung vào gây dựng mô hình lợn sinh sản. Với việc xây dựng các ô chuồng chăn nuôi kiên cố, mua 6 lợn nái và 2 lợn đực, anh, chị bỏ ra cả trăm triệu đồng, trong đó, một nửa từ vay mượn thế chấp nhà, đất mới đủ vốn đầu tư.

 

Theo kinh nghiệm, để nuôi lợn sinh sản thành công trước tiên phải chọn được giống tốt, mắn đẻ, xuất thân từ vùng không có dịch. Quá trình nuôi dưỡng lợn nái cần thực hiện phương pháp cho ăn theo hướng dẫn, phát hiện, chẩn đoán thời kỳ động dục, cho ăn thức ăn đa dạng, giàu dinh dưỡng, tăng cường chất xơ hợp lý và quan tâm đến yếu tố nhiệt độ môi trường. Sau đẻ, lợn mẹ cũng cần được ăn với chế độ dinh dưỡng đầy đủ để đảm bảo nguồn sữa. Thời kỳ này, việc chăm sóc lợn con cũng rất quan trọng, hộ chăn nuôi cho lợn con bú mẹ ngay sau đẻ rồi tập cho ăn vào thời kỳ lợn sữa và cho lợn cai sữa, chú ý những ảnh hưởng độ ẩm, nhiệt độ môi trường. Chị Đạt cho rằng, để chăn nuôi hiệu quả cần dành nhiều thời gian, công sức chăm sóc đàn lợn nái.

 

Gia trại chăn nuôi của vợ chồng anh chị Yên, Đạt đảm bảo độ thoáng mát, sạch sẽ, có hệ thống bạt che chắn giữ không để gió lùa vào mùa đông. Chị Đạt chia sẻ: để khu chăn nuôi luôn sạch, không có mùi ô nhiễm, nếu vào mùa hè, anh chị rửa nền chuồng trại 3 lần/ngày, tắm cho lợn một lần/ngày. Vào mùa rét, nền chuồng trại vẫn phải rửa thường xuyên 2 lần/ngày, cách 2 - 3 ngày lại tắm cho lợn bằng nước ấm.  Lợn mẹ, lợn con nhờ được sống trong môi trường chăn nuôi sạch nên càng khỏe mạnh, lớn nhanh.

 

Yếu tố phòng bệnh, tiêm phòng và tẩy giun cho đàn lợn cũng được anh chị chú trọng theo định kỳ. Theo hạch toán chi phí khoảng 40 - 50 triệu đồng thức ăn/năm. Anh chị cho lợn nái ăn cám gạo, cám ngô, nghiền thóc cho ăn là chủ yếu kết hợp một lượng nhỏ thức ăn đậm đặc. Bình quân mỗi con nái ăn 3 kg cám/ngày. Trong khi đó, bình quân mỗi năm, một con nái mẹ đẻ 2 lứa được 20 con. Nuôi lợn con đến khoảng 12 - 15 kg thì xuất bán, giá bán hiện tại 70.000 đồng/kg. Từ bán con giống, trừ chi phí đầu tư, anh chị thu lãi mỗi năm trên 50 triệu đồng.

 

Với việc phát triển gia trại chăn nuôi, đời sống kinh tế của gia đình anh Yên, chị Đạt giờ    đây đã ổn định. Không phải đem bán đâu xa, các hộ dân trong xã, các xã bạn biết tiếng anh chị  chăn nuôi mát tay, lợn sạch bệnh, an toàn đã tìm đến mua con giống tại nhà.

 

 

                                                                                  Bùi Minh

 

 

Các tin khác


UBND huyện Lương Sơn xử phạt chủ đầu tư, yêu cầu dừng thi công dự án khu đô thị Đông Trường Sơn 

(HBĐT) - Ngày 26/5, UBND huyện Lương Sơn ban hành Quyết định số 904 xử phạt hành chính 40 triệu đồng đối với Công TNHH Legacy Riverside, số nhà 01, ngõ 21, đường Phạm Văn Đồng, tiểu khu 13, thị trấn Lương Sơn, huyện Lương Sơn vì đã thực hiện hành vi vi phạm hành chính: Khởi công xây dựng công trình chưa có mặt bằng được bàn giao, thiếu mặt bằng xây dựng theo tiến độ dự án khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng cao cấp Đông Trường Sơn tại huyện Lương Sơn.

Thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023

(HBĐT) - UBND huyện Cao Phong vừa ban hành Công văn số 1120 gửi các cơ quan thông tấn báo chí T.Ư và địa phương, các sở, ngành trong tỉnh thông báo kết thúc niên vụ Cam Cao Phong 2022 – 2023.

Thúc đẩy công nghiệp chế biến sâu thủy sản

Trong tháng 5/2023, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 900 triệu USD, giảm 14,4% so với cùng kỳ năm 2022 và các mặt hàng chủ lực đều giảm sâu từ tháng 4, như cá tra giảm 52%, tôm sụt giảm 35%, cá ngừ giảm 38% và mực bạch tuộc giảm 11%...

Bàn giao cơ quan có thẩm quyền dự án đầu tư xây dựng và cải tạo đường giao thông

(HBĐT) - Ngày 30/5, Bộ GTVT và UBND tỉnh tổ chức bàn giao cơ quan có thẩm quyền Dự án đầu tư xây dựng  đường Hòa Lạc - Hòa Bình và cải tạo, nâng cấp Quốc lộ (QL) 6 đoạn Xuân Mai - Hòa Bình theo hình thức BOT. Các đồng chí: Lê Đình Thọ, Thứ trưởng Bộ GTVT; Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đồng chủ trì hội nghị.

Triển vọng phát triển cây nha đam tại xã Nhân Mỹ

(HBĐT) - Với kinh nghiệm nhiều năm xây dựng và phát triển mô hình vườn ao chuồng, bà Bùi Thị Lý ở xóm Ào U, xã Nhân Mỹ (Tân Lạc) đã chuyển đổi nhiều giống cây trồng, từ lúa nước đến các loại rau, củ, quả. Nhận thấy tiềm năng của cây nha đam có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao, bà Lý mạnh dạn đầu tư phát triển giống cây này tại địa phương.

Khơi thông nguồn vốn tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng

(HBĐT) - Xác định nguồn vốn tín dụng có vai trò quan trọng đối với phát triển KT-XH địa phương, thời gian qua, ngành ngân hàng tỉnh đã quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng góp phần tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ phục hồi và tăng trưởng KT-XH ở mức hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục