Hộ gia đình xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu nuôi gà theo nhóm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Hộ gia đình xóm Đội 2, xã Bảo Hiệu nuôi gà theo nhóm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

(HBĐT) - Tại xã Bảo Hiệu, BQL Dự án giảm nghèo huyện Yên Thủy đã triển khai đồng bộ 30 tiểu dự án, trong đó có 17 dự án chăn nuôi trâu, bò sinh sản, 1 tiểu dự án chăn nuôi gà thịt, 1 tiểu dự án tư vấn hạ tầng, 11 tiểu dự án xây lắp hạ tầng.

 

Trong những tiểu dự án đã có mô hình nuôi gà lấy thịt của 8 gia đình ở xóm Đội 2 nuôi trên 200 con gà lấy thịt bán là có hiệu quả rõ nhất về phát triển kinh tế, dự tính sẽ cho xuất lứa đầu tiền trong dịp Tết Nguyên đán. Bên cạnh đó, gia đình bà Bùi Thị Di xóm Đầm cùng nhiều hộ gia đình hộ nghèo khác ở trong xã đã được BQL dự án cấp cho 69 con bò và 16 con trâu sinh sản từ tháng 7/2012 và được tập huấn hướng dẫn quy trình kỹ thuật chăn nuôi, phòng trừ dịch bệnh, được đầu tư kinh phí xây dựng chuồng trại. Đến nay, trâu, bò của gia đình bà cùng các hộ khác đang phát triển tốt. Một trong những tiểu dự án giảm nghèo được thực hiện trên địa bàn xã Bảo Hiệu đó là xây dựng đường dân sinh đã mang lại diện mạo mới và phát huy hiệu quả rõ rệt. Tuyến đường bê tông theo tiêu chí NTM có chiều dài toàn tuyến gần 1 km, tổng nguồn vốn đầu tư gần trên 1 tỷ đồng. Khi hoàn thành đưa vào sử dụng đã tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trao đổi hàng hóa, góp phần thúc đẩy KT-XH của địa phương.

 

Bên cạnh đó, tuyến sông Mát chảy qua xã Bảo Hiệu đã chia cắt xóm Chồn Nâu và một số hộ dân xóm Hiệu với trung tâm xã nên chỉ cần sau một trận mưa, việc giao thương đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, nhất là sau những trận mưa lớn, xóm Chồn Nâu, xã Bảo Hiệu thường nằm trong tình trạng cô lập. Trên cơ sở mục tiêu Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 đề ra, người dân xóm Chồn Nâu và xóm Bảo Hiệu đã bàn bạc, đề xuất xây dựng ngay công trình ngầm Khoang để giải quyết khó khăn trong việc đi lại cho người dân và phát triển kinh tế. Mong muốn này đã trở thành hiện thực với tổng mức đầu tư 1,2 tỷ đồng. Đầu tháng 12/2012, công trình ngầm Khoang được khởi công. Với chiều cao của ngầm gần 2 mét, xây dựng 8 cống thoát nước qua ngầm, ngay cả khi trời mưa, người dân vẫn có thể qua được ngầm. Ông Bùi Văn Hình, xóm Hiệu cho biết: trước kia, khi chưa có con đường, người dân ở trong xóm đi lại khó khăn, việc giao thương hàng hóa với bên ngoài gặp nhiều trở ngại vì đường giao thông đi lại lầy lội, nhất là khi có mưa, lũ. Nhưng đến nay, nhờ nguồn vốn giảm nghèo, người dân sắp có được một con đường tốt để có thể đi lại, giao lưu, tiêu thụ nông, lâm sản thuận tiện.

 

Đây chỉ là 1 trong số hơn chục công trình được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn dự án giảm nghèo giai đoạn 2 năm 2012 ở xã Bảo Hiệu. Nhờ có sự trưng cầu, tôn trọng các ý kiến bàn bạc, đề xuất của người dân, nên các công trình đầu tư phù hợp với nhu cầu thực tế trong phát triển kinh tế ở xã. Ông Bùi Sâm, Phó chủ tịch UBND xã Bảo Hiệu cho biết: Những kết quả ban đầu của việc thực hiện Dự án giảm nghèo giai đoạn 2 ở xã cũng chính là sự mong muốn của nhiều hộ dân nghèo trên địa bàn. Các chương trình, dự án của Chính phủ và nhà tài trợ được thực tiễn hóa một cách đồng bộ, từ khâu lập kế hoạch đến lựa chọn các ngành nghề vào xây dựng công trình đầu tư có sự tham gia trực tiếp của người dân. Người dân sẽ được hưởng lợi từ chính những dự án được thực hiện theo tinh thần: “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó tạo cơ hội việc làm, phát triển sản xuất, thúc đẩy các ý tưởng kinh doanh để tận dụng lợi thế nhằm phát huy tối đa nguồn lực của dự án giảm nhằm từng bước xóa đói, giảm nghèo, đẩy mạnh phát triển KT-XH.    

 

 

 

                                                                      Lưu An

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục