Niềm vui được mùa của nông dân  xã Trung Bì (Kim Bôi). Ảnh: H.L

Niềm vui được mùa của nông dân xã Trung Bì (Kim Bôi). Ảnh: H.L

(HBĐT) - Đó là khẳng định của đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT khi trao đổi về một số kết quả tích cực trong sự phát triển của ngành kinh tế nông nghiệp hiện nay. Theo đồng chí Hoàng Văn Tứ, tỉnh ta sở hữu một nền nông nghiệp đang nỗ lực chuyển mình, trong đó, thu hút đầu tư được xác định là một trong những giải pháp hiệu quả để ngành nông nghiệp tích trữ thêm năng lượng, sẵn sàng thực hiện những bước nhảy dài về chất.

 

Công ty CP Chè Hiệp Khánh chuyên SX, chế biến và gia công chè xuất khẩu, hiện đang sử dụng 40 lao động địa phương, chủ yếu là người dân hai xã Trung Sơn và Thành Lập (Lương Sơn). Sau một thời gian dài khảo sát, Công ty quyết định chọn Hòa Bình làm địa điểm đặt nhà máy chế biến chè, còn vùng chè nguyên liệu gần 1.000 ha của Công ty chủ yếu ở các tỉnh Thái Nguyên, Sơn La và Bắc Giang. ông Phạm Vũ Khánh, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Chè Hiệp Khánh trao đổi: Chúng tôi lựa chọn Hòa Bình là điểm đến đầu tư vì ba nguyên nhân chính. Thứ nhất, Hòa Bình có vị trí địa lý thuận lợi, có hạ tầng kinh tế đang phát triển đáp ứng tốt nhu cầu CNH. Thứ hai, nơi đây có nguồn lao động địa phương dồi dào. Đặc biệt, sau một thời gian tìm hiểu, chúng tôi xác định Hòa Bình là vùng đất có lợi thế về chè. Lợi thế này phù hợp với định hướng phát triển của DN. Dự kiến trong tương lai không xa, Công ty CP Chè Hiệp Khánh sẽ xúc tiến dự án khôi phục vùng chè tại Hòa Bình để phát triển thành vùng chè nguyên liệu. Cách làm của chúng tôi là đầu tư khép kín từ khâu xây dựng vùng nguyên liệu đến thu mua, SX, chế biến và xuất khẩu ra thị trường các loại sản phẩm chè Hiệp Khánh.

 

Cùng với sự đầu tư của các DN hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, ngành chức năng cũng đang chú trọng thực hiện dự án đầu tư phát triển vùng chè trên địa bàn tỉnh. Theo đó, vùng chè của tỉnh được quy hoạch với tổng diện tích khoảng 3.000 ha, trong đó có khoảng 500 ha chè Shan tuyết được trồng ở các xã vùng cao huyện Đà Bắc, Mai Châu, Tân Lạc; còn lại, vùng chè công nghiệp được bố trí tại khu vực các huyện Lạc Thủy, Yên Thủy, Lạc Sơn và Lương Sơn. Ngoài dự án phát triển vùng chè, trong giai đoạn 2011 - 2020, tỉnh còn ưu tiên triển khai các dự án đầu tư vào các loại cây trồng quan trọng khác, điển hình như dự án đầu tư phát triển vùng SX mía với việc giữ ổn định tổng diện tích mía toàn tỉnh khoảng 10.000 ha; dự án đầu tư phát triển vùng SX rau an toàn với việc xây dựng vùng SX các loại rau an toàn, rau sạch khoảng 10.000 ha/năm; dự án đầu tư phát triển cây ăn quả với quy hoạch đến năm 2015 là 15.000 ha, dự án trồng rừng kinh tế với việc ưu tiên phát triển các vùng rừng nguyên liệu...

 

     

Cán bộ Công ty TNHH MTV Sông Bôi (Lạc Thủy) kiểm tra chất lượng giống chè mới LDP1.

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN& PTNT cho biết: Trên địa bàn tỉnh bước đầu hình thành một số vùng SXHH như: vùng nhãn, vải ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng mía nguyên liệu ở huyện Đà Bắc, Cao Phong, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thủy; vùng chè xanh ở huyện Lạc Thuỷ, Yên Thủy, Lương Sơn; vùng chè Shan tuyết Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc... Trong lĩnh vực chăn nuôi, chương trình phát triển chăn nuôi theo hướng tập trung công nghiệp cũng đã có kết quả bước đầu đáng ghi nhận với việc hình thành các vùng chăn nuôi lợn dọc tuyến đường Hồ Chí Minh gồm các huyện Lương Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy... Hiện, toàn tỉnh có khoảng 200 DN đang hoạt động SX-KD trong lĩnh vực nông nghiệp-nông thôn, chiếm khoảng 10% tổng số DN trên địa bàn. Hoạt động của các DN đã góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nâng cao hiệu quả SXNN, đồng thời đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng NTM của địa phương.

 

 

 

                                                                                  Thu Trang

 

 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục