Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị  Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.

Nhờ phát triển kinh tế rừng, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm, xã Hợp Thanh (Lương Sơn) có thu nhập ổn định hàng chục triệu đồng/năm.

(HBĐT) - Đối với người dân xã Hợp Thanh (Lương Sơn), một trong những biện pháp hữu hiệu để họ thực sự gắn bó lâu dài với rừng là phải sống được nhờ rừng. Giao đất, giao rừng đã từng là một bài toán nan giải với cấp uỷ Đảng, chính quyền nơi đây bởi người dân không thiết tha với nghề rừng. Tuy nhiên, nhiều năm lại đây, kinh tế Hợp Thanh đã thực sự đổi thay, tất cả bắt đầu từ rừng và những mô hình kinh tế hay ngay dưới tán rừng.

 

Ông Bùi Quang Vũ, cán bộ quản lý bảo vệ rừng xã Hợp Thanh cho biết: toàn xã có diện tích tự nhiên hơn 1.713 ha, trong đó, diện tích rừng và đất lâm nghiệp đã chiếm hơn 61%, xã có 7 thôn cả 7 thôn đều có rừng và đất lâm nghiệp. Chính vì vậy, với người dân xã Hợp Thanh hết xuống ruộng, chỉ còn biết lên rừng làm nương làm rẫy. Tuy nhiên, trước đây, giao đất, giao rừng cho các hộ dân là một bài toán nan giải vì không hộ nào muốn nhận, nhiều hộ thà đi làm thuê chứ nhất định không muốn nhận khoán đất rừng. Vì vậy, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn.

 

Năm 2004, sau khi đi tham quan học tập kinh nghiệm từ nhiều xã, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Hợp Thanh xác định với điều kiện tự nhiên khó khăn, đất nông nghiệp ít cần phát huy tối đa tiềm năng, tận dụng lợi thế để phát triển kinh tế, XĐ-GN. Vì vậy, ngoài nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế khác, kinh tế rừng vẫn là chủ chốt nhằm tăng thu nhập  cho người dân. Chủ trương đó đã được khẳng định trong Nghị quyết Đảng bộ xã và cụ thể hoá trong kế hoạch phát triển kinh tế rừng ngay từ năm 2004. Có được chủ trương đúng đắn, cấp uỷ Đảng, chính quyền đã đẩy mạnh tuyên truyền vận động nhân dân tích cực phát triển kinh tế rừng, đặc biệt là triển khai nhân rộng những mô hình kinh tế rừng hay như trồng rừng xen cây màu để lấy ngắn nuôi dài, mô hình trang trại rừng, vườn, đồi Từ những mô hình hay, người dân thấy được hiệu quả kinh tế từ việc trồng rừng nên đã mạnh dạn nhận đất khoán, đầu tư vốn giống để trồng rừng vừa tích luỹ tăng thu nhập và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Gia đình ông Bạch Công Tỵ, thôn Gạo trước đây vốn là một trong những hộ nghèo, kinh tế nhiều khó khăn. Từ năm 2006, gia đình ông quyết định tích luỹ nguồn vốn bằng việc trồng rừng, chịu khó bỏ công lao động, tích cực khai hoang, đến nay, gia đình đã sở hữu 4 ha keo lai, năm 2012 khai thác hơn 2 ha keo 5 năm tuổi, gia đình ông đã thu được 100 triệu đồng. Hiện nay, ông tiếp tục trồng gối, tuy nhiên, trên diện tích keo trồng mới ông đầu tư trồng xen sắn cao sản, dong riềng nhằm tăng thêm thu nhập. Cũng là một trong những hộ đã gắn bó với nghề rừng lâu năm, gia đình chị Bùi Thị Thảo, xóm Chồm lại xây dựng được một mô hình kinh tế tương đối hiệu quả để lấy ngắn nuôi dài. Chị Thảo chia sẻ: Với gần 5 ha keo, ban đầu, gia đình  trồng xen cây màu vừa hạn chế cỏ, vừa cho thêm thu nhập. Từ năm thứ hai, thứ ba trở đi cây phát triển tán mạnh, không thể trồng xen màu chặt tỉa cây còi vừa bán củi, vừa tạo môi trường thoáng ở dưới để đầu tư nuôi gà thả. Với cách làm này, năm nào gia đình cũng có thu cả chục triệu từ rừng mà đến năm khai thác vẫn đảm bảo năng suất. Ngay trong năm 2012, khai thác 4,7 ha keo năm thứ 6, gia đình chị Thảo đã thu được 160 triệu đồng.

 

Sống nhờ rừng nên với người dân Hợp Thanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo vệ nguồn lợi kinh tế của gia đình mình. Ông Vũ cho biết: để làm tốt công tác phòng - chống cháy rừng, hàng năm, xã luôn chủ động củng cố ban chỉ huy PCCC xã, tổ chức lực lượng phòng cháy, chữa cháy rừng cấp xã, thôn, xóm với sự vào cuộc của tất cả các ban, ngành, đoàn thể xã, luôn xác định thời gian và vùng trọng điểm   rừng dễ bị cháy để luôn có phương án ứng cứu kịp thời, xây dựng, duy trì mạng lưới thông tin về phòng cháy rừng, hàng ngày tuyên truyền trên loa phát thanh thông tin phòng - chống cháy rừng.

 

Nhờ triển khai đồng bộ các biện pháp bảo vệ rừng, từ nhiều năm nay, ý thức của người dân về công tác phòng cháy rừng đã nâng lên rõ rệt, xã không có tình trạng xi phạm lâm luật, không có vụ việc gây cháy rừng, đặc biệt, thu nhập về rừng của người dân trong xã ngày càng nâng cao. Năm 2012, kinh tế rừng đã đóng góp 2.994 triệu đồng vào nguồn thu của xã, góp phần ổn định KT-XH của xã.

 

 

                                                                  Phương Linh

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục