(HBĐT) - Qua 2 năm (2011-2012) thực hiện chương trình xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn đã triển khai có hiệu quả các chương trình, dự án từ các nguồn vốn lồng ghép để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và góp phần đạt các tiêu chí về xây dựng NTM. Tổng nguồn vốn thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện đạt 633.434 triệu đồng.

 

Cụ thể, tiêu chí thuỷ lợi, thực hiện sửa chữa nâng cấp 10 công trình hồ, đập với tổng kinh phí 214.670 triệu đồng; xây mới 1 trạm bơm với tổng kinh phí 3,5 tỉ đồng; kiên cố 8.352m kênh mương kinh phí 2.5 tỉ đồng; nâng cấp sửa chữa 14.067m kênh mương với kinh phí 8.5 tỉ đồng. Tiêu chí đường giao thông thực hiện làm sạch và không lầy lội đường ngõ xóm 77 km với tổng kinh phí 11.550 triệu đồng. Về tiêu chí điện: dành 16.619 triệu đồng xây dựng hệ thống điện đảm bảo yêu cầu; xây dựng mới 293,65km đường dây trung thế với tổng kinh phí là 64.974 triệu đồng; xây dựng mới 588,52 km đường dây hạ thế với tổng kinh phí là 130.169 triệu đồng. Về tiêu chí giáo dục thực hiện xây mới, nâng cấp phòng học, các công trình phụ trợ của 28 trường với tổng kinh phí 43.442 triệu đồng từ vốn kiên cố hoá trường lớp học. Về tiêu chí nhà ở đã xoá 1.934 nhà tạm dột nát với tổng kinh phí 24.080 triệu đồng (trong đó ngân sách T.Ư là 15.584 triệu đồng, vốn dân góp 8.496 triệu đồng); xây mới 754 nhà ở đạt chuẩn với tổng kinh phí nhân dân huy động là 19.560 triệu đồng; nâng cấp 2.096 nhà ở đạt chuẩn với tổng kinh phí nhân dân huy động là 62.880 triệu đồng. Ngoài ra, còn xây dựng 220 nhà văn hoá và khu thể thao thôn với tổng kinh phí 28.740 triệu đồng do dân góp. Và xây mới 8 điểm phục vụ bưu chính viễn thông với tổng kinh phí 2.250 triệu đồng.

 

 

                                                                     Đinh Thắng

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục