Xã Nam Sơn, (Tân Lạc) phát triển cây quýt ngọt địa phương.

Xã Nam Sơn, (Tân Lạc) phát triển cây quýt ngọt địa phương.

(HBĐT) - Những năm gần đây, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi mạnh về cơ cấu cây trồng. Các loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang phát triển thay thế dần các loại cây đã giảm năng suất. Kết quả là trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung, điển hình như vùng cam ở Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi, vùng nhãn chín muộn ở Kim Bôi, Lương Sơn... Đây là diễn biến thuận lợi cho thấy, việc mở rộng diện tích cây ăn quả là bước đi phù hợp với định hướng chung của ngành nông nghiệp địa phương, hướng tới nền sản xuất hàng hóa có giá trị cao và bền vững.

 

Trong quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng đến năm 2020, UBND huyện Lạc Sơn xác định: Song song với việc duy trì ổn định diện tích trồng cây lương thực có hạt để đảm bảo an ninh lương thực trên địa bàn, huyện sẽ chuyển một phần diện tích đất canh tác sang trồng các cây khác có giá trị kinh tế cao hơn, trong đó, chú trọng mở rộng diện tích trồng cây ăn quả có múi. Cụ thể, với việc xác định cam là cây trồng mũi nhọn, huyện phấn đấu đến năm 2020 diện tích trồng cam trên địa bàn huyện sẽ khoảng 600 ha, gồm 100 ha tại xã Ân Nghĩa, 250 ha tại xã Tân Mỹ, 250 ha tại xã Yên Nghiệp, trước mắt phấn đấu đến năm 2015 đạt 230 ha. Theo dự kiến của UBND huyện Lạc Sơn, việc phát triển mạnh cây cam thương phẩm tại 3 xã Ân nghĩa, Tân Mỹ và Yên Nghiệp sẽ tạo ra việc làm, thu nhập ổn định cho hàng nghìn hộ dân nơi đây và các xã lân cận, góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp, nông thôn cho những địa bàn đang gặp nhiều khó khăn của huyện.

 

Ở phạm vi toàn tỉnh, cây cam đã và đang phát triển mạnh cả về diện tích lẫn chất lượng với giá trị kinh tế cao hơn so với nhiều loại cây trồng truyền thống khác tại địa phương. Đến nay, diện tích trồng cam toàn tỉnh đạt khoảng 1.500 ha, tập trung nhiều ở huyện Cao Phong với diện tích khoảng 1.000 ha. Đây là loại cây ăn quả có giá trị kinh tế đầy thuyết phục, mang lại cho người dân mức thu nhập từ 500 triệu đồng – 1.000 triệu đồng/ha, sản lượng trên 1 vạn tấn/năm.

 

Theo nhận định của Sở NN&PTNT, với những đặc trưng về khí hậu và thổ nhưỡng, tỉnh ta có lợi thế nhất định để phát triển nông nghiệp đa dạng với các cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, á nhiệt đới. Trong đó, khu vực núi cao có thể phát triển cây trồng có nguồn gốc ôn đới như cây dược liệu, các loại rau quả sạch, cây ăn quả có múi... Khai thác lợi thế tự nhiên này, ngành nông nghiệp địa phương xác định sẽ mở rộng diện tích cây ăn quả, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế cao. Đây là một trong những định hướng mũi nhọn, được kỳ vọng sẽ tạo bước đột phá cho ngành nông nghiệp nói chung và lĩnh vực trồng trọt nói riêng.  

 

Cụ thể, thời gian qua, tỉnh đã đẩy mạnh thực hiện Chương trình thâm canh cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày. Theo đó, tập trung đầu tư thâm canh diện tích cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày hiện có, đưa những giống mới tiến bộ thay thế giống cũ để nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng. Điển hình như giống chè LDP1, chè shan tuyết, giống cam Canh, bưởi Diễn, vải thiều, nhãn lồng Hưng Yên... Kết quả là đến nay, diện tích trồng cây ăn quả lâu năm của tỉnh đang có sự thay đổi rõ rệt về cơ cấu cây trồng. Diện tích trồng vải, hồng, mơ, mận giảm, thay vào đó là sự gia tăng về diện tích của một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng cây có múi (cam, chanh, bưởi) ở huyện Cao Phong, Kim Bôi; vùng nhãn, vải ở huyện Lạc Thủy, Kim Bôi; thanh long ở Lạc Thủy, bưởi ở Tân Lạc…

 

Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: Nhìn chung, cây ăn quả là loại cây trồng có giá trị kinh tế và đầu ra tương đối ổn định. Việc mở rộng diện tích cây ăn quả nằm trong lộ trình chung của ngành nông nghiệp địa phương nhằm hướng tới một nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa có giá trị cao và bền vững. Hiện nay, tổng diện tích cây ăn quả các loại của tỉnh đạt khoảng 10.500 ha. Theo quy hoạch sẽ phấn đấu đến năm 2015 là 15.000 ha, trong đó, diện tích trồng nhãn, vải khoảng 5.000 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Kim Bôi, Mai Châu, Yên Thủy, Lạc Thủy; diện tích trồng cây có múi (cam, bưởi, quýt) khoảng 3.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Cao Phong, Kim Bôi và Lạc Thủy; diện tích trồng na 1.500 ha, bố trí tập trung ở huyện Lương Sơn, Cao Phong, Kỳ Sơn, Tân Lạc, Lạc Sơn... Bám sát quy hoạch chung của ngành nông nghiệp tỉnh, hiện nay, các huyện, thành phố đã và đang xây dựng quy hoạch cụ thể tại địa phương, trong đó đều chú trọng đầu tư phát triển cây ăn quả, coi đây là loại cây trồng lợi thế cần khai thác tốt hơn để phát huy giá trị cao hơn.

 

                                                          Thu Trang

 

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục