Theo chương trình sản xuất giống lúa nông hộ, nông dân xóm Mớ Đá, Hạ Bì (Kim Bôi) đã chọn lọc, khảo nghiệm thành công giống lúa MĐ1.

Theo chương trình sản xuất giống lúa nông hộ, nông dân xóm Mớ Đá, Hạ Bì (Kim Bôi) đã chọn lọc, khảo nghiệm thành công giống lúa MĐ1.

(HBĐT) - Mở rộng diện tích các giống lúa năng suất, chất lượng cao nhằm đáp ứng hai mục tiêu là đảm bảo ổn định an ninh lương thực và sản xuất hàng hóa. Bám sát định hướng trên, các địa phương trong tỉnh cần lựa chọn các loại giống lúa phù hợp để sử dụng trong sản xuất vụ mùa sắp tới.

 

Năm nay, Lạc Thủy là huyện đầu tiên của tỉnh triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa, hè- thu. Theo chỉ đạo của UBND huyện, các xã, thị trấn trên địa bàn tiếp tục đưa các loại giống tiến bộ cho năng suất, chất lượng tốt vào sản xuất, thay thế dần các loại giống cũ, kém hiệu quả. Toàn huyện phấn đấu gieo trồng tổng diện tích trên 3.400 ha các loại cây, trong đó, lúa vẫn là chủ lực với tổng diện tích khoảng 1.750 ha. Với định hướng sử dụng các loại giống cho năng suất, chất lượng cao, huyện đặt mục tiêu năng suất lúa vụ mùa năm nay đạt trên 52 tạ/ha, sản lượng đạt 9.042 tấn. Cùng với định hướng về cơ cấu giống, huyện Lạc Thủy cũng xác định rõ cơ cấu mùa vụ: trà mùa sớm (khoảng 30-35% diện tích) gieo mạ từ ngày 25/5-10/6, cấy trong tháng 6/2013; trà chính vụ (khoảng 60-65% diện tích) gieo mạ từ ngày 10 - 25/6, cấy kết thúc trước ngày 20/7.

           

Sản xuất vụ mùa, hè- thu thường diễn ra trong tình hình thời tiết bất thuận với nắng nóng kéo dài, hạn hán diện rộng, mưa bão, lũ lụt bất thường. Thêm vào đó là diễn biến phức tạp của các đối tượng sâu bệnh hại cây trồng làm gia tăng áp lực đối với vụ sản xuất. Chính vì vậy, để chủ động kiểm soát mức độ thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh gây nên, các địa phương cần bố trí cơ cấu giống và cơ cấu mùa vụ hợp lý. Riêng đối với cây lúa, theo khuyến cáo của Sở NN&PTNT, các địa phương cần căn cứ khả năng thâm canh và điều kiện sinh thái của mỗi vùng để lựa chọn bộ giống lúa mùa thích hợp. Không nên tập trung quá lớn vào một giống lúa mà mỗi vùng nên lựa chọn 2-3 giống chủ lực trong cơ cấu giống. Cụ thể: đối với giống lúa thuần nên sử dụng các giống nguyên chủng, giống xác nhận 1, giống xác nhận 2: BG6, RVT, TBR45, TBR36, ĐS1, AYT77, AYT01, MĐ25, MĐ1…; Các giống nếp: IRi352, N97, nếp 415, nếp na hay các giống nếp địa phương khác. Ưu tiên sử dụng các giống lúa có chất lượng cao như Hương thơm số 1, Bắc thơm số 7, Đài bắc 8... Giảm dần sử dụng các giống lúa thuần đã bị thoái hoá như Khang Dân, Q5, CR203. Đối với các giống lúa lai nên sử dụng: Nghi hương 2308, SYN6, LS1, Việt lai 24, Bác ưu 903KBL, LS1, Dương quang 18, Vân quang 14, TH3-3, TH3-4, Nhị ưu 838, Nhị ưu 63... Lưu ý đối với những khu vực, cánh đồng thường xuất hiện bệnh bạc lá và đốm sọc vi khuẩn thì không nên cấy Nhị ưu 838, D.ưu 527, TH3-3, có thể thay thế bằng các giống lúa lai mới, có khả năng kháng bạc lá cao như Việt lai 24, Bác ưu 903 KBL... Những địa phương đã triển khai chương trình BUCAP, chương trình sản xuất giống nông hộ nên khuyến khích nông dân sử dụng bộ giống đã được chọn lọc, khảo nghiệm và thích ứng với điều kiện sinh thái, ví dụ như MĐ25, MĐ1...

               

Về khung thời vụ và cơ cấu các trà lúa, Sở NN&PTNT xác định: Để lúa trỗ vào thời kỳ an toàn và cho năng suất cao cần căn cứ đặc điểm thời gian sinh trưởng của từng loại giống mà bố trí thời vụ gieo cấy phù hợp. Do diện tích lúa chiêm- xuân năm nay tập trung chủ yếu trên trà muộn nên đề nghị các địa phương ngay sau khi kết thúc thu hoạch vụ chiêm- xuân cần khẩn trương chuẩn bị nguồn giống để sẵn sàng triển khai kế hoạch sản xuất vụ mùa đảm bảo đúng khung thời vụ. Theo lịch gieo cấy, Sở NN&PTNT khuyến cáo, trà lúa mùa sớm (chiếm khoảng 35-40% diện tích) nên cấy xong trước ngày 30/6; trà lúa mùa chính vụ (chiếm khoảng 60- 65% diện tích) cấy xong trong tháng 7, cấy tập trung từ ngày 5-20/7.

 

 

                                                                                                 Thu Trang

 

 

Các tin khác


Hội Nông dân huyện Lương Sơn: Đồng hành, hỗ trợ hội viên trong sản xuất, kinh doanh

Phát huy vai trò là cầu nối, chỗ dựa tin cậy của hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Lương Sơn luôn đồng hành, hỗ trợ hội viên triển khai hiệu quả nhiều hoạt động, cách làm, mô hình mới giúp hội viên nông dân (HVND) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu chính đáng.

Sản lượng sơ chế, chế biến thủy sản hàng năm đạt khoảng 850 tấn

Theo Chi cục Thuỷ sản, hiện nay trên địa bàn tỉnh có 10 cơ sở sơ chế, chế biến và bảo quản sản phẩm thủy sản, gồm 3 doanh nghiệp, 1 hợp tác xã và 6 hộ kinh doanh.

Bảo vệ thuỷ sản mùa nắng nóng, mưa lũ

Nắng nóng, mưa lũ làm cho các yếu tố môi trường thay đổi dễ gây bất lợi cho sinh trưởng và phát triển của thủy sản nuôi trồng. Do đó, ngành chức năng khuyến cáo người chăn nuôi cần chủ động các giải pháp để bảo vệ cá nuôi, hạn chế thiệt hại.

Giá vàng sáng 22/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng 22/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty kinh doanh vàng như sau:

500 đoàn viên, người lao động tham dự hội chợ việc làm huyện Đà Bắc

Trung tâm Lao động ngoài nước, Bộ LĐ-TB&XH phối hợp Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hoà Bình, UBND huyện Đà Bắc vừa tổ chức hội chợ việc làm. 500 đoàn viên thanh viên, người lao động đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã tham dự.

Giá vàng sáng 21/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 21/4, giá vàng SJC, vàng nhẫn niêm yết tại các công ty vàng như sau:

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục