CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) chăm sóc vườn cam của gia đình.

CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành (Lạc Thủy) chăm sóc vườn cam của gia đình.

(HBĐT) - Hội CCB huyện Lạc Thủy hiện có 3.751 hội viên, sinh hoạt ở 25 cơ sơ hội với 171 chi hội (15 hội xã, thị trấn, 10 cơ sở hội cơ quan, doanh nghiệp). Những năm qua, Hội đã đặc biệt quan tâm và luôn đứng ra cùng chung sức, chia sẻ những khó khăn và giúp đỡ, hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế, thực hiện giảm nghèo. Hội đã khuyến khích và động viên các gia đình hội viên tích cực chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cây trồng, vật nuôi; đồng thời điều tra, rà soát các hội viên nghèo để có kế hoạch giúp đỡ.

 

Hội phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể trong huyện tổ chức cho hội viên tham quan các mô hình có hiệu quả kinh tế cao và trang bị kiến thức khoa học - kỹ thuật thông qua các buổi tập huấn, hội thảo... Nhờ đó, hội viên CCB đã được tiếp cận và lựa chọn phương pháp canh tác phù hợp với điều kiện gia đình. Mặt khác, Hội cũng đã đứng ra tín chấp vay Ngân hàng để hội viên phát triển kinh tế. Đến nay, Hội đã nhận ủy thác vay vốn Ngân hàng CSXH quản lý 54 tổ vay vốn với tổng số dư nợ trên 32 tỷ đồng, hỗ trợ vay vốn cho 2.320 hộ gia đình CCB.

 

Từ sự hỗ trợ của đó, nhiều hội viên CCB đã tận dụng lợi thế về diện tích đất rừng của địa phương mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao. Điển hình như CCB Nguyễn Văn Viện, với vai trò là Phó Chủ tịch Hội CCB xã Đồng Tâm luôn đi đầu gương mẫu trong mỗi phong trào nhất là phong trào phát triển kinh tế XĐ-GN. Sau hơn 6 năm phục vụ trong quân đội (từ năm 1979-1985), ông Viện hoàn thành nhiệm vụ trở về quê hương sinh sống. Năm 1985, được bạn bè và gia đình động viên giúp đỡ, ông đã mạnh dạn đầu tư vào phát triển kinh tế theo mô hình chăn nuôi kết hợp trồng rừng. Nhờ chịu khó và biết cách sử dụng vốn vay có hiệu quả, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông đã có 4 ha cây keo và 0,5 ha cây ăn quả. Gia đình còn có 12 con dê, 6 con nhím, 8 con bò, 2 con trâu và trên 50 con gà. Thu nhập từ vườn đồi, chăn nuôi của gia đình ông (trừ chi phí) đạt gần 200 triệu đồng/năm. CCB Bùi Trọng Quyết, xóm Rỵ, xã Phú Thành, lúc đầu lập nghiệp, 2 vợ chồng chỉ có 2 bàn tay trắng. Với quyết tâm không để nghèo khó cứ bám mãi, ông cùng vợ chăm lo làm kinh tế từ diện tích đất ông cha để lại. Năm 2006, sau khi đi tham quan mô hình trồng cây cam Canh tại xã Thủy Xuân Tiên, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), nhận thấy mô hình trồng cây cam mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông quyết định lấy giống về trồng thử nghiệm. Lúc đầu, chỉ trồng thử vài sào và thấy cây phù hợp với thổ nhưỡng tại đây nên đã mạnh dạn làm thủ tục vay Ngân hàng NN&PTNT huyện 120 triệu đồng cộng với số vốn của gia đình và bạn bè giúp đỡ để đầu tư trồng theo quy mô lớn trên diện tích 8.000 m2 đất. Sau 3 năm cần cù, chịu khó, đến nay, cơ ngơi của gia đình ông đã có trên 1 ha cây cam Canh và bưởi Diễn. Gia đình còn có 6 con lợn nái, 24 con lợn gống và lợn thịt. Năm 2012, thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi của gia đình ông (trừ chi phí) gần 600 triệu đồng /năm.

 

Những CCB kể trên chỉ là một trong số nhiều gương mặt tiêu biểu trong phong trào CCB SX -KD giỏi của huyện. Từ thực tiễn trên cho thấy, phong trào "Cựu chiến binh phát triển kinh tế, giúp nhau giảm nghèo và làm giàu chính đáng" đã thực sự có sự lan tỏa mạnh mẽ và đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Qua bình xét thi đua năm 2012, đã có 25/25 cơ sở hội đạt TS-VM, 96,61% hội viên gương mẫu, 93,41% gia đình hội viên đạt gia đình văn hóa. Đời sống hội viên ngày càng được nang cao, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,39% (giảm 0,81% so với năm 2011), Hội không còn hội viên ở nhà tạm.

 

                                                                  Hoàng Huy

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục