Các sản phẩm mà HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã và đang được trưng bày, bán ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

Các sản phẩm mà HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu, xã Chiềng Châu (Mai Châu) đã và đang được trưng bày, bán ở nhiều nơi trong và ngoài tỉnh.

(HBĐT) - Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở Chiềng Châu khá thăng trầm cùng năm tháng, nhưng dù thế nào, sức sống của nghề này vẫn luôn mạnh mẽ. Một thời, nghề dệt gắn với nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình (khăn, gối, mặt phà...); con gái về nhà chồng, của hồi môn là những chiếc chăn, gối thổ cẩm ấm áp, thể hiện sự chịu thương, chịu khó, nét đẹp, tinh tế nữ công gia chánh của người con gái Thái. Tên tuổi nhiều cụ, bà được các thế hệ lưu truyền vì có thể làm ra những mẫu mã độc đáo, thể hiện trình độ, đẳng cấp của nghệ nhân như bà Hiển (75 tuổi), bà Sánh (75 tuổi)...

 

Năm 1998, sau thời gian tạm lắng, nghề dệt đã rộ lên mạnh mẽ bởi những mặt hàng thổ cẩm được chào hàng sôi động ở các tỉnh miền Nam. Đến năm 2004, số khung dệt ở Chiềng Châu lên đến 1.000 chiếc; hầu như chị em nào đến tuổi trưởng thành đều có một khung dệt cho gia đình. Từ bản Lác, Mỏ, Chiềng Châu đến Nà Sò, Nà Sài..., khung dệt cùng với những người phụ nữ Thái là hình ảnh quen thuộc tại mỗi gia đình. Có việc làm, thêm thu nhập và nhất là giữ gìn, phát huy được ngành nghề truyền thống của bao đời, người dân Chiềng Châu càng thầy tự hào hơn bởi những sản phẩm của mình. Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận điều: quy luật của thị trường đôi khi có tác động mạnh mẽ tới lựa chọn ngành nghề cũng như số phận của nghề nào đó. Nghề dệt thổ cẩm cũng không thể trăm hoa đua nở như trước mà đã giảm dần số khung dệt và mối quan tâm của người dân về công việc, thu nhập cũng khác (hiện xã có 6 xưởng làm tăm mành cùng các điểm công nghiệp thu hút lao động). Trong những nỗ lực thực hiện tốt NQT.Ư 5 (khoá VIII) xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng NTM hôm nay, cấp uỷ, chính quyền xã đã có nhiều giải pháp nhằm gìn giữ và tôn vinh những giá trị của nghề dệt truyền thống. Trong 3 năm gần đây, xã đã phát huy tốt vai trò của TTHTCĐ, phối hợp hữu hiệu với các ngành ở huyện tổ chức được nhiều lớp thêu, dệt gắn với các công nghệ về pha nhuộm sản phẩm. Hiện toàn xã vẫn còn 160 khung dệt đang hoạt động...

 

Giữ lấy nghề dệt truyền thống điều mà bao lớp phụ nữ Thái đã từng kiên trì thực hiện trong hàng chục năm qua, giờ đang được một người đàn ông Thái làm tiếp. Đó là chủ nhiệm HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu Mạc Văn Phang (45 tuổi), trụ sở chính đang đặt tại bản Chiềng Châu. Việc ra đời của HTX được khâu nối bởi hàng loạt yếu tố như hỗ trợ của tổ chức Jica tập huấn may, thêu, kỹ thuật mới về dệt, trang bị máy móc, tổ chức tham quan..., sự đam mê, tâm huyết của nhiều người trên địa bàn, Chiềng Châu được UBND huyện quy hoạch phát triển làng nghề (trong chương trình xây dựng NTM)... Năm 2009, HTX được thành lập (HTX có 20 khung dệt cùng các máy may do tổ chức JICa tài trợ) và điều quý nhất là đã tập hợp được gần 30 chị có trình độ, tay nghề cũng như say mê với nghề dệt thổ cẩm. Hiện HTX hình thành 3 nhóm chuyên sâu: dệt, thêu và may. Chị Hà Thị Toán (38 tuổi), xã viên của HTX chia sẻ: điều khác với nghề dệt truyền thống trước đây là chỉ sản xuất những sản phẩm gia dụng như chăn, đệm, bằng chất liệu truyền thống (tấm dệt từ sợi bông, hoa văn cổ...), HTX chuyên sâu vào việc sản xuất các thành phẩm như túi, búp bê, ví, giày, dép, hộp giấy ăn, đệm ngồi... Tất cả đều do nhu cầu của khách hàng (yêu cầu của thị trường, do khách hàng đặt trực tiếp mẫu mã, số lượng, thời gian giao hàng, chất lượng. HTX hiện đã có 2 điểm giới thiệu sản phẩm tại bản Lác (Chiềng Châu) và Hà Nội. Theo Chủ nhiệm HTX Mạc Văn Phong, nhiều năm qua, HTX đều tuân thủ theo tiêu chí: luôn luôn thích nghi với yêu cầu của khách hàng; sản phẩm làm ra phải có dấu ấn riêng về chất lượng, mẫu mã hoa văn, cách phối màu phải đẹp có tính thẩm mỹ và bắt mắt, vừa lòng khách hàng. Không ăn xổi nhất thời, HTX đã kiên trì với cách làm của mình và ngày càng được nhiều đơn đặt hàng; hàng tháng, chị em đều có việc làm đều đặn, thu nhập tạm ổn định. Từ khi thành lập đến nay, HTX đã tạo dấu ấn cho khách hàng bằng 130 đầu sản phẩm; bình quân mỗi tháng, HTX đều phải hoàn thành 6-7 sản phẩm mới. Tuy nhiên, điều mà HTX đang có chính là những nữ xã viên có tâm huyết, tay nghề và luôn đau đáu với nghề dệt truyền thống của cha ông. Họ, khi còn là những cô sơn nữ 14-15 tuổi đã được bàn tay chỉ dẫn của bà, mẹ về cách quay sợi, nhuộm màu, dệt nên những tấm thổ cẩm đơn sơ. Dần theo thời gian, các chị đã trưởng thành và nay lại là người truyền dạy cho các em, cháu xóm, bản. Các chị Lò Thị Dị (28 tuổi, bản Lác), Hà Thị Dịu (26 tuổi, Chiềng Châu), Lò Thị Liên (32 tuổi), Hà Thị Khen (25 tuổi, xóm Mỏ)..., mỗi chị đều có thế mạnh riêng, góp phần cho nghề dệt thổ cẩm lung linh nhiều sắc màu hơn. Người có thế mạnh thiết kế các mẫu mã, hoa văn trên nền thổ cẩm; người giỏi làm ra các mẫu sản vật (búp bê, thỏ) hay các sản phẩm nhỏ, tinh tế trong các nhà hàng (hộp giấy, giày, dép....); người có kỹ thuật cao về dệt (phối 4 màu trên tấm thổ cẩm, khoảng cách các loại hoa văn...). Miệt mài với sự lựa chọn của mình, HTX dệt thổ cẩm Chiềng Châu đã dần tạo được tiếng vang trong làng dệt thổ cẩm nước nhà. Các sản phẩm của HTX đã được giới thiệu, trưng bày ở nhiều gian triển lãm ở ở Hà Nội, Nam Định, Lào Cai, thành phố Hoà Bình. Khách du lịch khi đến bản Lác,  Chiềng Châu đều thích thú khi đến gian hàng của HTX. Hiện nay, mức thu nhập của các xã viên cũng chỉ mới bình quân từ 2,5-3 triệu đồng/tháng nhưng ai cũng không quá phân tâm chuyện  thôi hay tiếp tục nghề truyền thống. Bởi tình yêu, tâm huyết của mọi người đã gửi gắm sâu đậm trong mỗi tấm thổ cẩm quê nhà. Họ muốn gắn bó với khung dệt, với nghề truyền thống đã có từ bao đời Danh tiếng và sự nỗ lực của HTX đã được Bộ NN&PTNT ghi nhận (bằng khen của Bộ trưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong thực hiện dự án Nâng cao năng lực về phát triển ngành nghề nông thôn phục vụ phát triển KT-XH ở nông thôn Việt Nam năm 2011.

 

Có thêm thu nhập từ nhiều ngành, nghề khác nhau (trong đó có nghề dệt thổ cẩm), mức thu nhập của người dân Chiềng Châu đã đạt 13,1 triệu đồng/người/năm (xã hiện có 871 hộ, 3.474 nhân khẩu, 86% là người dân tộc Thái). Tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 11,2% (năm 2012). Năm 2013, Chiềng Châu đang phấn đấu hạ xuống còn dưới 10%. Đó là một trong các tiền đề để Chiềng Châu từng bước thành công trong chương trình xây dựng NTM khi được chọn là xã điểm của huyện Mai Châu.                                                          

                                                                              VănTưởng    

                                                                       

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục