Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, huyện Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng mía các loại lên gần 2.500 ha. Ảnh chụp tại xã Thu Phong.

Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đến nay, huyện Cao Phong đã mở rộng diện tích trồng mía các loại lên gần 2.500 ha. Ảnh chụp tại xã Thu Phong.

(HBĐT) - Thực hiện NQT.Ư 7 (khoá X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, những năm qua, bộ mặt nông thôn huyện Cao Phong đã có nhiều khởi sắc, kinh tế nông nghiệp có sự chuyển dịch tích cực; kết cấu hạ tầng KT-XH được tăng cường; đời sống của nhân dân ngày càng nâng cao... Đó là những kết quả nổi bật từ một chủ trương đúng và trúng với sự đồng thuận giữa ý Đảng và lòng dân trong triển khai, thực hiện.

 

Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Bùi Thanh Nịnh chia sẻ: Nhằm đưa nghị quyết (NQ) vào cuộc sống, phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, song song với chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền lãnh đạo cơ sở đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp gắn với nâng cao giá trị sản xuất thông qua thúc đẩy chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, BTV Huyện ủy Cao Phong đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc 3 NQ chuyên đề của Huyện ủy về phát triển chăn nuôi, cây công nghiệp và kinh tế rừng. Đồng thời, giao UBND huyện cụ thể hóa các NQ chuyên đề bằng chương trình, dự án phù hợp với định hướng phát triển toàn diện, lâu dài, bền vững theo tinh thần NQĐH Đảng bộ huyện lần thứ XXVI (nhiệm kỳ 2010 - 2015). Từ đó, huyện đã tăng cường kêu gọi đầu tư của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vào vào địa bàn, ưu tiên các dự án đầu tư cho sản xuất nông nghiệp, phát triển hạ tầng nông thôn, nâng cao trình độ dân trí cho nông dân đáp ứng xu thế phát triển theo hướng CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

 

Dưới sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền, trong giai đoạn 2008 - 2013, nền kinh tế nói chung và kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong nói riêng đã có những bước chuyển biến quan trọng; SXHH, vùng chuyên canh được hình thành; giá trị sản xuất trên đơn vị diện tích không ngừng được nâng lên, trong đó, tập trung phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh như cây ăn quả có múi, cây công nghiệp, chăn nuôi gia súc, gia cầm... Điều này được khẳng định bằng việc hàng năm, huyện đã trích nguồn ngân sách từ 300 - 600 triệu đồng kết hợp với khuyến khích liên doanh, liên kết đầu tư xây dựng các mô hình, chuyển giao tiến bộ KH-KT, hỗ trợ cây, con giống, do vậy đã mở rộng diện tích trồng trọt, nâng cao năng suất, sản lượng cây trồng. Hàng năm, toàn huyện có tổng diện tích gieo trồng khoảng 7.600 ha, trong đó, diện tích ngô, lúa trên 3.500 ha, tổng sản lượng lương thực cây có hạt đạt trên 15.760 tấn, tăng gần 2.000 tấn so với năm 2008. Diện tích cây ăn quả có múi như cam, quýt, bưởi gần 900 ha, cây mía các loại gần 2.500 ha. Hiện tại, huyện Cao Phong có khoảng 3.000 ha canh tác có giá trị thu nhập trên 150 triệu đồng/năm/ha  góp phần đáng kể tăng thu nhập cho người dân.

 

Cùng với trồng trọt, ngành chăn nuôi đã có sự phát triển mạnh với tổng đàn gia súc, gia cầm trên 270.300 con, bằng 135% so với năm 2008; độ che phủ rừng đạt 53,56%, tăng 10,4% so với năm 2008. Đặc biệt, trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ nông thôn trên địa bàn đã có sự chuyển biến tích cực. Từ năm 2008 đến nay, huyện đã đưa vào hoạt động 4 nhà máy gồm: sản xuất phân vi sinh, chế biến quặng, sản xuất đá xây dựng và nhà máy thuỷ điện suối Tráng. Bên cạnh đó, toàn huyện hiện có 30 cơ sở kinh doanh dịch  vụ nông nghiệp với doanh thu hàng năm trên 20 tỷ đồng. Từ kết quả này đã góp phần nâng giá trị sản xuất CN-TTCN năm 2012 đạt 66,2 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với 2008; giá trị thương mại, dịch vụ đạt 172,6 tỷ đồng, tăng trên 121% so với năm 2008.

 

Xác định thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XDNTM là cơ sở quan trọng để thực hiện có hiệu quả NQT.Ư 7 (khóa X), trong  3 năm (2011-2013), từ nguồn vốn của chương trình, vốn lồng ghép từ các chương trình, dự án khác và sự   đóng góp của nhân dân, toàn huyện đã huy động khoảng 170 tỷ đồng cho XDNTM. Đến nay, 100% xã đã hoàn thành xong   quy hoạch và đề án XDNTM, 9 xã có  quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết. Huyện đang nỗ lực lãnh đạo, chỉ đạo   nhằm đạt kế hoạch có 3 xã về đích vào năm 2015.

 

Có thể nói, sau 5 năm thực hiện NQT.Ư 7 (khóa X), đi đôi với xây dựng nền nông nghiệp toàn diện và phát triển công nghiệp, dịch vụ nông thôn, huyện Cao Phong đã đạt được những kết quả quan trọng trong xây dựng kết cấu KT-XH nông nghiệp, nông thôn, được ghi nhận bằng kết quả đến nay, 100% xã đã có đường giao thông đến trung tâm. Toàn huyện cứng hoá được trên 93 km đường liên xóm, nội xóm; hệ thống công trình thuỷ lợi được sửa chữa, nâng cấp, đáp ứng 70% nhu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất; tỷ lệ hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 84%; 100% số xã có điện lưới quốc gia với trên 98,5% hộ gia đình được sử dụng điện; hệ thống hạ tầng y tế được quan tâm đầu tư xây dựng, đáp ứng yêu cầu khám - chữa bệnh và CSSK cho nhân dân. Toàn huyện hiện có 14 trường học đạt chuẩn quốc gia; 107/124 xóm, KDC có nhà văn hóa...

 

Từ việc quan tâm nâng cao đời sống cho nhân dân, huyện Cao Phong đã đạt mức thu nhập bình quân 19,6 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (tiêu chí mới) giảm còn hơn 20%; 80% hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá. Cao Phong đang có những bước đi vững chắc trong việc rút ngắn khoảng cách giữa nông thôn và  thành thị.

 

 

 

                                                                   Hoàng Nga

 

 

Các tin khác

Mặc dù bánh Trung thu tại cửa hàng bánh Phú Thủy – TPHB đã mở bán nhiều ngày nhưng người tiêu dùng vẫn chưa quan tâm đến việc xem, dùng sản phẩm.
Nhân dân xóm Nhả, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) phát triển mô hình trồng mướp đắng lấy hạt đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Lãnh đạo tỉnh chúc mừng 2 doanh nghiệp Sao vàng Đất Việt năm 2013

(HBĐT) - Tối 5/9, tại Trung tâm thương mại APPLAZA, Hội DNN&V tỉnh đã tổ chức lễ chúc mừng 2 doanh nghiệp của tỉnh được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2013. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Việt Cường, Bí thư Tỉnh ủy; Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Trần Đăng Ninh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số sở, ban, ngành trong tỉnh.

Một khách hàng trúng thưởng 1 cây vàng miếng SJC

(HBĐT) - Theo Agribank Chi nhánh tỉnh Hòa Bình, trong Chương trình huy động chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn dự thưởng năm 2013 của Agribank, trên địa bàn tỉnh đã có 1 khách hàng tên Nguyễn Thanh Hà, phường Phương Lâm, Thành phố Hòa Bình may mắn trúng giải nhì trị giá 1 cây vàng miếng SJC.

Tìm giải pháp tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững để xây dựng nông thôn mới

(HBĐT) - Trong xây dựng NTM, vấn đề tăng thu nhập, giảm nghèo cho nông dân được xác định là những tiêu chí trọng tâm, mang tính cốt lõi của chương trình. Đây cũng là 2 trong số các tiêu chí khó thực hiện trong chương trình xây dựng NTM của tỉnh.

6,7 tỷ đồng đầu tư hạ tầng xã Dũng Phong

(HBĐT) - Theo UBND xã Dũng Phong (Cao Phong), đến nay, toàn xã đã hoàn thành đạt 13/19 tiêu chí về xây dựng NTM.

Công ty An Thịnh và Công ty Anh Kỳ được trao giải thưởng Sao vàng Đất Việt năm 2013

(HBĐT) - Sáng 2/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia Hà Nội, Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam tổ chức lễ trao giải Sao vàng Đất Việt năm 2013. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành và địa phương.

Hướng đến xây dựng nền nông nghiệp hiện đại

(HBĐT) - Tốc độ tăng trưởng của ngành được duy trì ổn định. Giá trị sản xuất tăng đều đặn hàng năm. Cơ cấu giá trị sản xuất chuyển biến tích cực. Giá trị thu nhập bình quân trên 1 ha đất canh tác và thu nhập bình quân khu vực nông thôn tiếp tục cải thiện góp phần nâng cao đời sống cho người SXNN... Đó là những kết quả nổi bật sau 5 năm (2008 - 2013) tỉnh ta phấn đấu xây dựng nền nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại - một nội dung quan trọng hàng đầu trong thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW của BCH T.Ư Đảng (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục