Bộ phận “một cửa” xã Lạc Lương (Yên Thủy) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm các thủ tục hành chính.

Bộ phận “một cửa” xã Lạc Lương (Yên Thủy) tạo điều kiện thuận lợi cho người dân làm các thủ tục hành chính.

(HBĐT) - Lạc Lương là 1 trong 4 xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy có tổng diện tích tự nhiên trên 3.257 ha, trong đó, diện tích cây lúa chỉ có 240 ha. Toàn xã có 8 xóm với 5.485 nhân khẩu. Nguồn sống chủ yếu của người dân là sản xuất nông - lâm nghiệp và chăn nuôi.

 

Chủ tịch UBND xã Lạc Lương Bùi Văn Phầy nhớ lại: Mươi năm trước, người dân Lạc Lương quanh năm vất vả với nương đồi mà chẳng đủ ăn. Sản xuất chủ yếu là tự cung, tự cấp. Xã chỉ cách trung tâm huyện 13 km mà xa mọi nhẽ. Xa bởi quan san cách trở đi lại khó khăn, xa bởi cuộc sống người dân còn một khoảng cách rất lớn với vùng trung tâm. Chính vì vậy, xóa đói - giảm nghèo đối với Lạc Lương là vấn đề khá nan giải. Tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp ngành, xã đã rà soát điều kiện tự nhiên, triển khai các giải pháp hỗ trợ, giống vốn, ứng dụng KH-KT vào sản xuất, nâng cao hiệu quả gieo trồng và chăn nuôi. Lạc Lương đã tìm hướng đi xóa đói - giảm nghèo trong điều kiện không thuận lợi. Sản xuất có bước tiến bộ. Màu xanh rừng trồng đang lấp dần đất núi. Lúa, ngô, cây màu không cho đất nghỉ. Đời sống người dân đang dần cải thiện. Bây giờ, xã đặc biệt khó khăn Lạc Lương đã thay đổi nhiều. Đường tới Lạc Lương đã không còn cảnh núi đồi khô khốc đi trong trập trùng gian khó. Những năm gần đây, tiềm năng về điều kiện tự nhiên, lao động của xã Lạc Lương bước đầu được khai thác tốt. Toàn xã đã trồng được 350 ha rừng. Nhiều hộ gia đình có thu nhập khá từ rừng. ông Quách Tất Hùng, xóm Yên Tân trồng được 20 ha rừng keo, mỗi năm thu hoạch được mấy ha, cứ luân phiên khai thác cũng cho thu nhập hàng chục triệu đồng/năm. Năng suất và hiệu quả gieo trồng từng bước được nâng lên. Năng suất lúa khá ổn định duy trì 50 tạ/ha. Mấy năm nay, xã đưa mạnh các cây màu vào đồng đất, trong đó, cây bí xanh được phát triển khá vì có tính ổn định kể cả thu nhập và thị trường. Toàn xã đã trồng được khoảng 100 ha, có thể trồng 2- 3 vụ/năm, tính ra, thu nhập gấp tới 4-5 lần cây lúa. Xã cũng duy trì ổn định khoảng 70 ha diện tích mía đường, năng suất từ 60-100 tấn/ha đem lại nguồn thu đáng kể cho người trồng mía. Về chăn nuôi, ngoài số lượng trâu, bò, gia cầm, mấy năm nay, xã hình thành phong trào nuôi dê với tổng đàn lên tới gần 1.000 con, tính ra, hiệu quả hơn nuôi lợn và dê khá ổn định, giá dê thương phẩm từ 150-160.000 đồng/kg, thu nhập 1 con dê cũng tính tiền triệu. Theo đó, cuộc sống người dân đang dần cải thiện, mức thu nhập từ 8,3 triệu đồng (năm 2010) đã nâng lên 12 triệu đồng (năm 2013). Tỷ lệ hộ nghèo còn 57%. Về hạ tầng giao thông, thủy lợi, trạm xá, trường học trên địa bàn cũng từng bước đầu tư cải thiện đời sống của nhân dân từng bước nâng cao. Đường Hồ Chí Minh cách trung tâm xã khoảng 3 km là điều kiện thuận lợi để tiêu thụ hàng hóa, nông sản của người dân. Các tuyến đường liên xóm, nội đồng đang được chuẩn bị đầu tư. Trường tiểu học của xã đạt chuẩn quốc gia cấp độ 1, trường mầm non, THCS cũng được đầu tư nâng cấp kiên cố hóa, xóa bỏ tình trạng học ba ca, tạo điều kiện cho con em trong xã đến trường học chữ.

 

Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phầy mong muốn: Mặc dù đời sống của người dân có tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Xã mong được tiếp tục đầu tư về hạ tầng giao thông, thủy lợi, sửa chữa, nâng cấp đập thủy nông Lương Cao, hồ Vó Khơi và kiên cố hóa hệ thống kênh mương nội động để chủ động hơn về nước cho sản xuất, hỗ trợ giống, vốn, đầu tư KH-KT, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giải quyết việc làm tại chỗ cho người nông dân để xóa đói - giảm nghèo bền vững.

 

 

                                                                   Lê Chung

 

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục