Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc ứng dụng CNTT vào điều tra, rà soát  hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

Cán bộ Phòng LĐ-TB&XH huyện Đà Bắc ứng dụng CNTT vào điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn.

(HBĐT) - Đà Bắc là huyện vùng cao, khó khăn của tỉnh do địa hình phức tạp, giao thông đi lại khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thiếu, việc tiếp cận với sản xuất hàng hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm. Xác định công tác XĐ-GN nhanh, bền vững là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu góp phần phát triển KT-XH, củng cố QP-AN, những năm qua, huyện luôn tập trung đẩy mạnh XĐ-GN, đảm bảo an sinh xã hội.

 

Năm 2011, mô hình chăn nuôi lợn thịt thuộc chương trình mục tiêu quốc gia XĐ-GN được triển khai tại xã Toàn Sơn. Mô hình triển khai trên địa bàn 3 xóm Cha, Chúc Sơn, Tân Sơn với 40 hộ nghèo tham gia. Tham gia mô hình, các hộ được hỗ trợ 250 triệu đồng tiền giống, thức ăn và kỹ thuật chăn nuôi, phòng - chống dịch bệnh cho đàn lợn. Sau khi đánh giá hiệu quả mô hình, đến nay, mô hình tiếp tục được duy trì và nhân rộng. Tuy nhiên, điểm mới của mô hình là các hộ nghèo sau 1 chu kỳ chăn nuôi hiệu quả sẽ trả lại gốc cho xã để tiếp tục luân chuyển cho các hộ nghèo khác. Theo đồng chí  Xa Thị Lan, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện, nếu mô hình tiếp tục được nhân rộng sẽ xóa bỏ tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước. Người dân nỗ lực vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.  

Đồng chí Xa Thị Lan cho biết thêm: Xác định nguyên nhân XĐ-GN của huyện về khách quan là do địa bàn điều kiện tự nhiên khó khăn, ruộng ít, nương nhiều, nhỏ lẻ, manh mún gây khó khăn cho canh tác, đòi hỏi chi phí lớn. Mặt khác, người dân còn thiếu kiến thức ứng dụng KH-KT vào sản xuất. Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn còn cao. Theo số điều tra của cơ quan chức năng, năm 2012, tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện 42,53%, tương đương với 5.510 hộ, 3.223 hộ cận nghèo, chiếm 24,88%. Thu nhập bình quân 13,2 triệu đồng/người. Toàn huyện không còn hộ nghèo ở nhà tranh tre dột nát. Trong đó, trên địa bàn còn nhiều xã có tỷ lệ hộ nghèo cao trên 50% như: Đồng Nghê, Suối Nánh, Đồng Chum, Tân Pheo, Tân Minh, Tiền Phong, Vầy Nưa.  

Trong năm 2013, huyện đặt chỉ tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 39%. Để thực hiện mục tiêu này, thời gian qua, huyện đã triển khai nhiều giải pháp thực hiện XĐ-GN như: đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhân thức của các cấp, ngành từ huyện đến cơ sở và người dân về XĐ-GN. Trong đó, chú trọng tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể. Tăng cường vận động nhân dân có ý thức phấn đấu vươn lên làm giàu. Về huy động nguồn lực, để đảm bảo đủ nguồn lực cho chương trình cần áp dụng cơ chế huy động đa nguồn lực gồm: ngân sách T.Ư được bố trí trong chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo, Chương trình 134, 135 của Chính phủ... Tập huấn nâng cao năng lực cho 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp xã. Ngân sách địa phương hàng năm dành một phần cho các chương trình, dự án giảm nghèo của huyện, huy động các doanh nghiệp, cộng đồng, ngành, địa phương đóng góp, ủng hộ cho sự nghiệp XĐ-GN như phong trào “Ngày vì người nghèo”. Về phân bổ nguồn lực, huyện tập trung ưu tiên cho các xã ĐBKK, có tỷ lệ hộ nghèo cao và đảm bảo giữa các xã. Triển khai các chương trình, dự án tập trung kết cấu hạ tầng cho các xã ĐBKK. Để tạo động lực cho người nghèo vươn lên trong cuộc sống, huyện thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ xã nghèo, hộ nghèo, người nghèo, các chính sách an sinh xã hội, đồng thời tạo điều kiện cho người nghèo tiếp cận với các nguồn vốn (nguồn vốn của Ngân hàng CSXH huyện...); tổ chức hướng dẫn cho người dân cách làm ăn, KNKL, chuyển giao KHCN vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất lao động. Bên cạnh đó, huyện làm tốt công tác đào tạo nghề và tạo việc làm cho lao động nông thôn, giúp họ có thu nhập ổn định. Về các cơ chế chính sách, tăng cường cơ chế liên kết 4 nhà trong tạo việc làm cho người lao động. Thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ về y tế, giáo dục, trợ giúp pháp lý, đất SX, đất ở, nhà ở cho các hộ nghèo và cận nghèo. Trong thời gian tới, huyện tích cực huy động nguồn lực đầu tư phát triển KT-XH, thực hiện mục tiêu XĐ-GN. Đồng thời, xây dựng nhiệm vụ, giáp pháp cụ thể cho mục tiêu giảm nghèo nhanh, bền vững. Từ đó giảm tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng đời sống  cho người dân, giúp người dân tiếp cận với các dịch vụ xã hội    cơ bản...

 

                                                                      Hương Lan 

 

Các tin khác


Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục