Xã Đông Lai có 35 ha bưởi, trong đó có 17,5 ha bưởi cho thu hoạch. Trong ảnh: Trưởng thôn Đồng Tiến Lê Đức Cảnh kiểm tra chất lượng bưởi.

Xã Đông Lai có 35 ha bưởi, trong đó có 17,5 ha bưởi cho thu hoạch. Trong ảnh: Trưởng thôn Đồng Tiến Lê Đức Cảnh kiểm tra chất lượng bưởi.

(HBĐT) - Thoạt nhìn, Đông Lai không nhiều thuận lợi, dân đông, địa hình nhiều đồi núi, không bằng phẳng, ruộng xen đá, đất đồi sỏi ong… Ấy vậy, Đông Lai bước đầu tạo ra những điểm nhấn trong khai thác tiềm năng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi để cải thiện đời sống người dân, tạo nên sự biến đối trông thấy cho vùng đất thuần nông này.

 

Đông Lai có tổng diện tích tự nhiên trên 2.333 ha, trong đó, đất lâm nghiệp 1530 ha, đất phi công nghiệp 467,4 ha, đất nuôi thủy sản 9,35 ha. Xã có 16 xóm, trong đó có 3 xóm vùng 135 là Muôn, Chếch, Vạch. Xã có 1.149 hộ dân với 6.163 nhân khẩu. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phưởng tâm sự: Người dân Đông Lai đã từng vất vả quanh năm mà vẫn lam lũ. Trồng cấy hết thời vụ cũng hết thóc, người dân chẳng có việc làm thêm.

 

Còn giờ người dân không còn rỗi việc, cây trồng thâm canh tăng vụ, đất đai đang được khai thác tốt. Sản xuất vẫn thuần nông, nhưng hiệu quả được tiến bộ rõ rệt. Đông Lai có 248 ha lúa cấy cho cả 2 vụ (vụ mùa cấy 100% diện tích, vụ chiêm cấy 175 ha). Nhờ chú trọng đầu tư, áp dụng KHKT, bình quân năng suất lúa của xã cao nhất vùng. Từ lâu nay, xã đã cơ bản bảo đảm an ninh lương thực, bình quân đạt 400 kg/người. Đất lâm nghiệp đang được phủ kín rừng sản xuất, mỗi năm, xã trồng mới từ 60-70 ha, hiện nhiều diện tích dừng đã đến kỳ khai thác, giải quyết việc làm và đem lại thu nhập đáng kể cho nhân dân. Nhiều loại cây trồng ở Đông Lai đã trở thành hàng hóa. Cây mía nay đã thành hàng hóa, cả xã có hơn 100 ha, tính ra thu nhập cao hơn nhiều cây lúa. Cây sả phù hợp với vùng đồi gò Đông Lai đang phát triển mạnh ở các xóm Cóm, Bãi Trang 1-2, Muôn, Đồi Bưng với tổng diện tích sơ bộ hàng chục ha. Trồng xả ít phải chăm bón, đất không cằn cỗi, thời gian thu hoạch chỉ 6-7 tháng lại có thu nhập đều đặn, tùy giá thị trường lên xuống nhưng cũng cho thu không nhỏ, cỡ 100 – 200.000 nghìn/ngày. Đặc biệt, người dân Đông Lai đang làm giàu từ trồng bưởi đỏ khiến nhiều nơi phải mơ ước.

 

Phó Chủ tịch UBND xã Lương Bá Phi cho biết: Bưởi là cây truyền thống đang phát triển mạnh và cho thu nhập vượt trội so với nhiều cây trồng khác. Cả xã đã có tới 35 ha bưởi, trong đó có 17,5 ha đã cho thu hoạch. Trồng bưởi tùy vào trình độ đầu tư thâm canh, thu nhập bình quân cỡ 400-500 triệu đồng/ha. Đồng Tiến là xóm trồng bưởi nhiều nhất. Xóm có 68 hộ dân, trồng tới 11 ha, hầu như nhà nào cũng trồng bưởi. Trưởng xóm Đồng Tiến Lê Đức Cảnh cho biết: Người dân không bán bưởi lẻ. Năm nay, bưởi bán tại vườn 20.000 đồng/quả. Khách các tỉnh đến tận nơi đặt mua cả vườn. Dân xóm trồng bưởi có tiền chục, trăm triệu hàng năm. Cứ trồng 100 cây cũng có tiền trăm triệu. Nhiều hộ biết đầu tư, nắm vững quy trình kỹ thuật thu cỡ 5 - 10 triệu đồng /cây. Phó Chủ tịch UBND xã Lương Bá Phi cho biết: Xã bước đầu khai thác tiềm năng, lợi thế, hình hành và thu được hiệu quả phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng để đem lại cuộc sống ấm no cho người dân. Thu nhập bình quân toàn xã đã đạt 13,5 triệu đồng. Từ sự quan tâm của Nhà nước, một số lĩnh vực khác cũng có bước tiến bộ rõ rệt, 99% hộ được sử dụng điện lưới, trạm y tế chuẩn bị được công nhận đạt chuẩn quốc gia, 3 trường học là từ mầm non, tiểu học đến THCS đều đạt chuẩn quốc gia. Vì là xã đông dân, địa hình chia cắt nên Đông Lai vẫn còn nhiều khó khăn, nhất là hệ thống đường giao thông các xóm vùng 3 nhưng diện mạo KT-XH của xã đang đổi thay tích cực làm cơ sở để xây dựng NTM.

 

 

                                                                                 Lê Chung

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Lương Sơn: Hiệu quả bước đầu từ mô hình trồng cỏ ngọt

Được triển khai thực hiện tháng 9/2023 với quy mô diện tích khoảng 2ha tại xóm Trại Hòa, xã Cao Sơn (Lương Sơn), đến nay, mô hình trồng cây cỏ ngọt bước đầu cho thấy hiệu quả. Cây cỏ ngọt sinh trưởng, phát triển tốt, phù hợp điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương, được kỳ vọng là loại cây trồng giúp nhiều nông dân phát triển kinh tế hiệu quả.

Xây dựng thương hiệu gà Quyết Thắng

Là một trong những "thủ phủ” chăn nuôi gà ri lớn nhất của huyện Lạc Sơn, xã Quyết Thắng quyết liệt triển khai nhiều giải pháp nhằm xây dựng gà ri trở thành sản phẩm OCOP đặc trưng của địa phương, đưa chăn nuôi gà ri thành ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân cải thiện thu nhập, giảm nghèo bền vững. Đồng thời giải quyết việc làm cho lao động địa phương, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Quý I, tổng Quỹ Hỗ trợ nông dân đạt trên 63,5 tỷ đồng

Trong quý I/2024, Quỹ Hỗ trợ nông dân tỉnh tích cực phối hợp với Hội Nông dân các huyện, thành phố tổ chức giải ngân vốn vay Quỹ Hỗ trợ nông dân từ nguồn ngân sách của tỉnh cấp năm 2024.

3 tháng, thu ngân sách nhà nước ước đạt 1.306 tỷ đồng

Theo số liệu báo cáo của UBND tỉnh, thu ngân sách Nhà nước của tỉnh ước thực hiện hết tháng 3/2024 đạt 1.306 tỷ đồng, bằng 32% so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao, bằng 23% so với chỉ tiêu Nghị quyết Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh và bằng 153% so với cùng kỳ.

Toàn tỉnh có gần 5 nghìn lồng nuôi cá

Theo Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, từ đầu năm đến nay, tình hình sản xuất thủy sản trong tỉnh ổn định. Hiện toàn tỉnh có diện tích nuôi cá ao, nuôi cá ruộng là 2.695 ha (nuôi kết hợp ở các hồ thủy lợi 1,2 nghìn ha); số lồng nuôi cá có 4.987 lồng. Trong 3 tháng đầu năm 2024, sản lượng nuôi trồng thủy sản ước đạt 2.472 tấn; các cơ sở sản xuất được 9 triệu con cá giống các loại phục vụ cho sản xuất.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục