Ông Nguyễn Đức Lý, hội viên NCT tiêu biểu trong phong trào “tuổi cao - gương sáng”, phát triển kinh tế hộ gia đình của xã Hợp Thanh (Lương Sơn).

Ông Nguyễn Đức Lý, hội viên NCT tiêu biểu trong phong trào “tuổi cao - gương sáng”, phát triển kinh tế hộ gia đình của xã Hợp Thanh (Lương Sơn).

(HBĐT) - Hợp Thanh là xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Lương Sơn, có tổng diện tích tự nhiên 1.714 ha với dân số 3.769 khẩu, có 7 thôn gồm 948 hộ. Toàn xã có 327 hội viên NCT, sinh hoạt tại 7 chi hội và 16 tổ hội. Nhằm giúp các hội viên ổn định đời sống, NCT xã Hợp Thanh đã tuyên truyền hội viên hưởng ứng phong trào tuổi cao nêu gương sáng trong phát triển kinh tế. Nhờ vậy, tỷ lệ số gia đình hội viên nghèo và cận nghèo giảm còn 6% so với tổng số hội viên NCT trong xã.

 

Trong phong trào thi đua “tuổi cao  - gương sáng” làm kinh tế giỏi, góp phần phát triển kinh tế, tạo việc làm cho người lao động, đã xuất hiện nhiều mô hình NCT tiêu biểu làm kinh giỏi cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm. Tiêu biểu như hộ gia đình ông Nguyễn Văn Lượng, hội viên chi hội xóm Gạo, nuôi hươu lấy nhung và nuôi hươu giống mỗi năm cho thu nhập từ 100 - 150 triệu đồng, hộ ông Phùng Đức Duy, hội viên NCT chi hội xóm Đồng Rẽ đã cải tạo hàng 10.000 m2 sình lầy thành mô hình VAC, hàng năm cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng, thu hút nhiều lao động trong và ngoài xóm. 

Đặc biệt, ông Nguyễn Đức Lý, Chủ tịch Hội NCT xã Hợp Thanh vừa tham gia công tác Hội NCT xã, vừa chăm lo phát triển kinh tế gia đình. Nghề nghiệp chính của gia đình là làm nông nghiệp, thu nhập hàng năm thấp, cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ thực tế đó, ông Lý đã tích cực nghiên cứu, học hỏi những kinh nghiệm của nhiều mô hình NCT làm kinh tế giỏi trong thôn, ngoài xã cùng vợ, con phát triển thêm ngành nghề nhằm tăng thu nhập cho gia đình. Với lợi thế là có đất rộng, gia đình ông đã cải tạo trên 10.000 m2 vườn tạp, chọn và trồng các loại cây ăn quả có giá trị cao như: na, nhãn, bưởi Diễn, nuôi 40 đàn ong, mỗi năm cho thu từ 380 - 400 lít mật, thu nhập từ ong 60 triệu đồng, thu nhập từ chăn nuôi (lợn thịt, gà thả vườn) từ 100 - 130 triệu đồng/năm; từ trồng dong riềng đạt từ 40-45 tấn/năm cho thu nhập 30 triệu đồng/năm. 

Ngoài cấy lúa, mỗi năm gia đình ông còn trồng 2 vụ ngô trên diện tích 1 ha, trồng xen đậu tương, đây là nguồn lương thực quan trọng hỗ trợ cho chăn nuôi. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, từ những đồng vốn ít ỏi ban đầu, đến nay, gia đình ông đã có thu nhập khá và ổn định từ 200 - 230 triệu đồng/năm. Dần dần có tích lũy để đầu tư phát triển sản xuất, đến nay gia đình đầu tư mua máy xát gạo vừa phục vụ cho bà con trong xóm, vừa phục vụ cho chăn nuôi. Hàng năm, gia đình ông đã tạo việc làm cho hàng chục lao động. Từ tấm gương của ông, không chỉ các hội viên NCT trong xã mà còn rất nhiều bạn trẻ đến tận nhà để học tập kinh nghiệm. Với lợi thế về đất đai, diện tích trồng  dong riềng trong xã ngày càng phát triển, ông đã tham mưu cho Hội NCT xã xây dựng đề án chế biến sản phẩm dong riềng tại chỗ, vừa tận dụng được nguồn nguyên liệu, vừa phát triển thêm ngành nghề, tạo việc làm cho người lao động, nếu được sự quan tâm của các cấp, ngành có thẩm quyền của huyện, xã, dự án được duyệt sẽ thu hút được 30 - 40 lao động tại chỗ. 

Từ sự nỗ lực của các hội viên, Hội NCT xã Hợp Thanh đã đóng góp tích cực vào sự phát triển KT-XH. Hội đã hỗ trợ nhiều hộ hội viên NCT nghèo từng bước vươn lên ổn định cuộc sống và bằng kinh nghiệm, uy tín của mình, hội viên NCT xã Hợp Thanh cũng đã tích cực bảo ban con cháu xây dựng gia đình ấm no, bình đẳng, hạnh phúc.

 

                                                                          P.V

 

Các tin khác


Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Huyện Tân Lạc: Đẩy mạnh chương trình "Mỗi xã một sản phẩm"

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình "Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Tân Lạc đã tập trung chỉ đạo quyết liệt và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm góp phần khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương. Qua đó từng bước nâng cao giá trị hàng nông sản, phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiệu quả, bền vững.

Huyện Lạc Thủy thu ngân sách Nhà nước đạt trên 26% dự toán

(HBĐT) - Bám sát các chỉ tiêu nghị quyết HĐND huyện giao, ngay từ đầu năm, huyện Lạc Thủy tập trung thực hiện nhiều biện pháp tăng cường nguồn thu, chống thất thu ngân sách.

Măng Kim Bôi lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng

(HBĐT) - Sản phẩm măng Kim Bôi của Công ty CP Kim Bôi vừa lọt vào top 20 hàng Việt tốt vì quyền lợi người tiêu dùng, doanh nghiệp phát triển vững mạnh, thương hiệu vàng Việt Nam, sản phẩm dịch vụ chất lượng vàng vì quyền lợi người tiêu dùng năm 2023.

Huyện Đà Bắc lấy ý kiến về phát triển vùng trồng cây dược liệu quý

(HBĐT) - Sáng 22/3, UBND huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị lấy ý kiến góp ý báo cáo "Phương án phát triển vùng trồng cây dược liệu quý tại huyện Đà Bắc”. Dự hội nghị có lãnh đạo Viện Dược liệu (Bộ Y tế); một số sở, ban, ngành của tỉnh và huyện Đà Bắc.

Tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại

(HBĐT) - Ngày 22/3, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ban Quản lý chương trình hỗ trợ rừng và trang trại (FFF) tổ chức hội nghị bàn tròn cấp tỉnh tháo gỡ khó khăn cho nông dân sản xuất rừng và trang trại. 4 năm qua, chương trình được triển khai tại một số xã ở 2 huyện Tân Lạc, Lạc Thủy.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục