Tại gian nhạc cụ dân tộc, người dân nô nức đến nghe âm thanh độc đáo của sáo Mèo.

Tại gian nhạc cụ dân tộc, người dân nô nức đến nghe âm thanh độc đáo của sáo Mèo.

(HBĐT) - Có một phiên chợ mang đậm nét xưa được tái hiện ngay tại thành phố Hòa Bình. Đó là phiên chợ vùng cao trong khuôn khổ Ngày hội VH - TT & DL các dân tộc vùng Tây Bắc lần thứ XII năm 2013. Chợ phiên diễn ra trong suốt mấy ngày, dư âm và hương vị của nó hẳn còn đọng lại rất lâu trong lòng người dân nội thành và du khách.

 

Với chị Phạm Thị Phương, 44 tuổi ở tổ 13, phường Tân Thịnh thì đây là lần đầu tiên chị đến phiên chợ vùng cao bởi bấy lâu nay, công việc bận rộn, hơn nữa lại hiếm có dịp nào được đi đây, đi đó. Vì vậy  tâm trạng chị háo hức, tò mò đi bằng được để không phải mường tượng, hình dung. Phiên chợ tái hiện thật náo nhiệt, đông vui, len lỏi giữa dòng người nườm nượp đổ về, gian hàng nào, chị cũng ghé vào thăm, ngắm nghía thật đã mắt. Đến Phiên chơ chị gặp nhiều người quen, ai cũng phấn chấn, hồ hởi chào nhau, kéo nhau đi xem hết lượt và khi về, người nào người nấy đều mang xách lỉnh kỉnh.

 

Có rất nhiều đồ lạ mắt bày biện ở phiên chợ mà người xem, mua khó bỏ qua, đó là nhạc cụ dân tộc sáo nhị, sáo ôi, khèn, trang sức vòng cổ, xà tích bạc hay sản phẩm làm từ thổ cẩm như quần, áo, chăn, gối, khăn, sản phẩm thủ công mỹ nghệ... Gian nhạc cụ dân tộc dường như không lúc nào vãn khách, người đứng vòng trong, vòng ngoài để thử, thưởng thức thứ âm thanh vang ngân, réo rắt của núi, rừng. Hàng hóa nông sản từ khắp các vùng miền núi cao cũng được tập kết chất đầy các gian hàng như nếp cẩm, gạo nếp, lạc, đậu, ngô, khoai, các loại rượu địa phương như rượu cần, rượu Mai Hạ, rượu mơ, rượu Mường Đình, các loại đặc sản núi rừng như mật ong, măng khô, mộc nhĩ, nấm hương, những bài thuốc cổ truyền của dân tộc rồi các loại rau, củ, quả từ táo mèo, cam, chanh, bí đỏ, bí xanh, các loại chè, các loại rau cải nương, ngọn su su, tỏi tía...

 

“Hàng hóa phiên chợ vùng cao Hòa Bình nhiều và rất đặc trưng” - Đó  là nhận xét của một du khách người nước ngoài đến từ Thụy Sĩ - ông Ir. Wanty. Ông cho biết đã từng có dịp đến với một số chợ vùng cao ở Hòa Bình như chợ Pà Cò ở Mai Châu, chợ Bò ở Tân Lạc, chợ Hạt ở Đà Bắc. Ở phiên chợ này, sắc thái truyền thống vùng, miền được phản ánh rõ nét và toàn diện.

 

Nằm ở vị trí cuối chợ nhưng khu ẩm thực truyền thống cũng là điểm hút khách không kém. Tại đây, các mẹ, các chị trong trang phục váy áo truyền thống cùng trổ tài nấu nướng thiết đãi những món ăn của dân tộc Mường, Dao, Thái, Mông trong tiếng trầm trồ, xuýt xoa thán phục của các vị khách. Đặc biệt, khách ghé thăm gian ẩm thực tha hồ thử nếm các món ăn làm từ gạo mang nét đặc trưng vùng miền như cơm lam, rượu cần, các món ăn dân tộc của 4 Mường như thịt chua, cá đồ, cá nướng hay xôi ngũ sắc, thịt chuột khô của vùng người Dao Đà Bắc Thú vị nữa là trong lúc chờ chị em mải mua bán, thăm phiên chợ, cánh đàn ông có thể nhâm nhi chén rượu đến hết ngày bên bát thắng cố vừa được múc ra nóng hổi. Ở một góc chợ khác là cảnh mua bán, trao đổi râm ran mang tính chất đặc trưng vùng cao với các loại gia súc, gia cầm từ trâu, bò, lợn cắp nách, gà trem, gà đồi, chó, mèo... do bà con các địa phương mang về chợ bán.

 

Bằng sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, phiên chợ vùng cao đã được tái hiện, phô diễn chân thực và sống động, để lại nhiều ấn tượng với cư dân thành phố và du khách. Không bỏ lỡ cơ hội, ước tính có hàng chục nghìn lượt người đã đến thăm quan, mua sắm trong 3 ngày diễn ra phiên chợ. Vượt xa mong đợi, phiên chợ không chỉ quảng bá, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc mà ý nghĩa, thiết thực hơn cả khi nó thực sự trở thành ngày hội gặp gỡ, giao lưu, nơi mọi người có thể khám phá nét độc đáo văn hóa, tính đặc trưng vùng miền, phong tục tập quán phong phú của nhân dân các dân tộc vùng cao.

 

 

                                                                               Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Xã Phú Thành: Mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao

(HBĐT) - Thời gian qua, nhiều nông dân xã Phú Thành (Lạc Thủy) mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế, trong đó mô hình chăn nuôi bò sữa cho hiệu quả kinh tế cao, thu nhập ổn định, góp phần nâng cao đời sống kinh tế của các hộ.

Tăng hiệu quả xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 5 tháng đầu năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu nông, lâm, thủy sản lớn nhất của Việt Nam. Giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc chiếm tỷ trọng 20,4%, tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2022.

Ban Kinh tế - Ngân sách (HĐND tỉnh): Giám sát việc thực hiện các Nghị quyết của HĐND tỉnh 

(HBĐT) - Sáng 6/6, đoàn giám sát của Ban Kinh tế - Ngân sách (KT-NS) HĐND tỉnh giám sát trực tiếp đối với Sở TN&MT, Sở NN&PTNT việc tổ chức thực hiện các Nghị quyết (NQ) của HĐND tỉnh từ năm 2019-2022 về: Phê duyệt chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng; về thông qua danh mục các dự án cần thu hồi đất (THĐ); về thông qua danh mục các dự án chuyển mục đích sử dụng đất (SDĐ). Dự, chỉ đạo buổi giám sát có đồng chí Nguyễn Thị Cẩm Phương, Phó Chủ tịch TT HĐND tỉnh. Đồng chí Nguyễn Tiến Sinh, Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy, Trưởng Ban KT-NS, Trưởng đoàn giám sát chủ trì hội nghị.

Huyện Đà Bắc đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng

(HBĐT) - Để phát triển kinh tế rừng bền vững, huyện Đà Bắc đã triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ theo hướng nâng cao năng suất, hiệu quả, chuyển đổi tập quán sản xuất lâm nghiệp từ quảng canh sang thâm canh, tăng tỷ lệ trồng rừng gỗ lớn, phục vụ chế biến gắn với tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển

Đồng hành với sự phát triển kinh tế-xã hội của đất nước qua nhiều thời kỳ, kinh tế tư nhân đã phát triển không ngừng cả về quy mô và chất lượng, được khẳng định là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trở thành động lực quan trọng của nền kinh tế. Tuy nhiên, để kinh tế tư nhân phát triển bền vững, Đảng và Nhà nước cần có thêm nhiều chủ trương, chính sách hỗ trợ, tạo thuận lợi môi trường kinh doanh, tiếp cận các nguồn lực, tạo đà cho kinh tế tư nhân tiếp tục phát triển lâu dài, hoạt động bình đẳng, hợp tác, cạnh tranh lành mạnh.

Diễn đàn báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững

(HBĐT) - Chiều 5/6, tại Hà Nội, Báo Kinh tế và Đô thị tổ chức Diễn đàn Báo chí - doanh nghiệp đồng hành vì sự phát triển bền vững. Diễn đàn có sự tham gia của gần 200 đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan thuộc TP Hà Nội; các hội, hiệp hội, doanh nghiệp, các chuyên gia, luật sư, cơ quan báo chí các tỉnh phía Bắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục