(HBĐT) - Vừa qua, đoàn công tác của BCĐ 800 tỉnh đã đi kiểm tra tình hình thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM tại huyện Kim Bôi.
Theo báo cáo của BCĐ 800 huyện, đến nay 100% các xã đã thành lập được ban chỉ đạo và ban quản lý, 195 thôn, bản thành lập ban phát triển xây dựng NTM, 27 xã đã ban hành Nghị quyết của Đảng ủy và Nghị quyết của HĐND xã về XD NTM và đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chung; 21 xã có quyết định phê duyệt chi tiết khu trung tâm xã trong đó có 16 xã có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch sản xuất. Tuy nhiên chưa có xã nào hoàn thành việc cắm mốc quy hoạch xây dựng NTM. Năm 2013, tổng nguồn vốn huy động xây dựng NTM của huyện Kim Bôi đạt 189.754,54 triệu đồng, trong đó vốn hỗ trợ trực tiếp từ chương trình NTM là 3.690 triệu đồng; ngân sách tỉnh 13.580 triệu đồng; ngân sách huyện 40.949 triệu đồng; ngân sách xã 5.200 triệu đồng; nguồn vốn từ các chương trình, dự án được thực hiện trên địa bàn các xã trên 81 tỉ đồng; vốn tín dụng trên 33,2 tỉ đồng; nhân dân đóng góp ngày công vật liệu trên 11,6 tỉ đồng. Huyện đã đầu tư sửa chữa, nâng cấp 50,64 km đường GTNT; làm mới 13,31 km kênh mương; sửa chữa, nâng cấp làm mới 53,2 km đường dây điện hạ thế và 11 trạm biến áp... Ngoài ra, bằng các nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất và cả các chương trình, dự án trong năm 2013 các xã trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện 18 mô hình (gồm 10 mô hình trồng trọt, 5 mô hình chăn nuôi, 3 mô hình cơ giới hoá nông nghiệp) với tổng số hộ tham gia thực hiện mô hình là 5.193 hộ. Một số mô hình được nhân rộng như: nuôi gà thả đồng, trồng ngô đông, trồng cam, trồng chuối tiêu hồng... Qua đánh giá, hết năm 2013, huyện Kim Bôi có 6 xã đạt từ 9-13 tiêu chí, 14 xã đạt từ 5-8 tiêu chí và 7 xã đạt dưới 5 tiêu chí.
Đinh Thắng
Trong 5 tháng đầu năm 2023, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản cả nước ước đạt 20,26 tỷ USD.
(HBĐT) -Dọc trên những con đường bê tông liên thôn, xóm tại xã Đa Phúc (Yên Thủy) là những ruộng mía bạt ngàn. Nông dân hồ hởi chăm sóc đảm bảo thu hoạch đúng khung thời vụ. Trong 2 - 3 năm trở lại đây, giá mía ở mức 6.000 - 8.000 đồng/cây, thị trường tiêu thụ ổn định. Cây mía đã trở thành cây trồng mũi nhọn giúp bà con nâng cao thu nhập, cải thiện chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, phát triển sản xuất trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh được duy trì ổn định. Trong đó, nuôi cá lồng bè trên hồ sông Đà diễn ra thuận lợi, cá phát triển tốt, các chỉ số môi trường tương đối ổn định, không có ổ dịch lớn xảy ra. Hiện, tổng diện tích nuôi cá ao, hồ toàn tỉnh đạt 2.698 ha với 4.900 lồng nuôi cá, tăng 200 lồng so với cùng kỳ.
(HBĐT) - Theo báo cáo của Cục Thống kê, trong tháng 5, tổng mức bán lẻ hàng hóa trên địa bàn tỉnh ước đạt 1.028,4 tỷ đồng, so với tháng trước tăng 3,19%, so với cùng kỳ năm trước tăng 33,5%.
(HBĐT) - Khó khăn của cộng đồng doanh nghiệp (DN) thời gian qua rất rõ ràng, điều này trực tiếp phản ánh qua tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của tỉnh trong quý I/2023 ước đạt 3,88%. Đồng thời ảnh hưởng đáng kể đến cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Hòa Bình. Nhận diện sớm và kịp thời đưa ra các giải pháp đồng bộ, thiết thực là nhiệm vụ cấp bách của tỉnh.
Để chấn chỉnh tình trạng chậm giải ngân vốn đầu tư công trong thời gian qua, Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn. Thực tế cho thấy, nơi nào lãnh đạo cấp ủy, chính quyền nâng cao tinh thần trách nhiệm, tích cực vào cuộc thì việc triển khai các dự án vốn đầu tư công có chuyển biến tích cực.