Chị Bùi Thị Chinh, xóm Sò Cha, xã Yên Nghiệp chăm sóc đàn lợn của gia đình.

Chị Bùi Thị Chinh, xóm Sò Cha, xã Yên Nghiệp chăm sóc đàn lợn của gia đình.

(HBĐT) - Hội Phụ nữ huyện Lạc Sơn hiện có 17.478 hội viên sinh hoạt ở 29 cơ sở Hội. Trong những năm gần đây, cùng với việc tích cực xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, việc vận động, hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, XĐ-GN luôn là nhiệm vụ trọng tâm được các cấp Hội phụ nữ trong huyện quan tâm. Từ đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, giảm nghèo đạt hiệu quả, từng bước cải thiện chất lượng cuộc sống và nâng cao vai trò của phụ nữ trong gia đình, xã hội.

 

Đồng chí Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội PN huyện cho biết: Trong quá trình hoạt động, các cấp Hội Phụ nữ trên địa bàn huyện luôn chú trọng đến nhiệm vụ hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, đặc biệt là chỉ đạo các chi hội tập trung giúp hộ nghèo do phụ nữ làm chủ. Đi đôi với thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua “phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”,  thời gian qua, các cấp Hội Phụ nữ huyện luôn chú trọng không ngừng đẩy mạnh tuyên truyền, vận động chị em phụ nữ hưởng ứng tích cực CVĐ “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” do Hội LHPN Việt Nam phát động và thực hiện có hiệu quả hoạt động tín chấp nguồn vốn cho hội viên, phụ nữ nghèo vay để phát triển kinh tế gia đình. Hội PN huyện đã thực hiện nhiều chương trình như: ký ủy thác với NHCSXH huyện để tạo nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho hội viên, tính đến thời điểm đầu tháng 10/2013, thông qua 129 tổ vay vốn, Hội PN huyện đã quản lý dư nợ vốn NHCSXH lên đến hơn 64 tỷ đồng, tổ chức cho 5.142 lượt hộ vay, phát triển kinh tế gia đình, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở… Thực hiện Nghị quyết số 02, Hội Phụ nữ đã giúp cho 1.658 hội viên vay vốn từ Ngân hàng NN&PTNN với tổng số tiền trên 20 tỷ đồng. Để khai thác hiệu quả từ các nguồn vốn vay, ngoài tuyên truyền, phổ biến chị em phụ nữ quản lý, sử dụng và đầu tư nguồn vốn vay đúng mục đích. Hội PN huyện đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể và cơ quan chuyên môn tổ chức được 53 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt cho gần 1.900 hội viên để áp dụng vào sản xuất, chăn nuôi. Trong đó, chú trọng tới xây dựng các mô hình sau đào tạo nhằm giúp học viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế, đem lại hiệu quả kinh tế thiết thực.  

 

Trong những tấm gương điển hình trong phong trào phát triển kinh tế gia đình có chị Bùi Thị Chinhxóm Sò Cha, xã Yên Nghiệp. Được sự hỗ trợ, giúp đỡ về kiến thức chăn nuôi, trồng trọt, chị đã mạnh dạn đầu tư phát triển kinh tế gia đình từ mô hình chăn nuôi. Sau vài năm gây dựng, gia đình chị đã là hộ có mức sống khá trong xóm. Chị Chinh cho biết: Ban đầu, chị đã đầu tư mua lợn giống và xây dựng chuồng trại cẩn thận. Vừa chăn nuôi, vừa học hỏi kinh nghiệm của các hộ hội viên trong xã nên hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn tương đối cao. Vừa làm, vừa mở rộng, đến nay, trung bình mỗi năm gia đình chị xuất bán 3 lứa lợn thịt mỗi lứa 45 - 50 con, ngoài ra còn nuôi gà, ngan kết hợp cấy lúa, trồng ngô và dệt thổ cẩm. Hiện nay, mỗi năm gia đình chị có thu nhập ổn định trên 100 triệu đồng/ năm. Nhiều năm liền, chị Chinh là gương hội viên xuất sắc, tiêu biểu của Hội Phụ nữ xã, đạt các tiêu chí như: hội viên làm kinh tế giỏi, hội viên đạt 3 tiêu chuẩn phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”, hội viên đạt gia đình 4 chuẩn mực “No ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc”.

 

Mô hình phát triển kinh tế của gia đình chị Bùi Thị Chinh chỉ là một thí dụ điển hình trong phong trào vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, XĐ-GN trên địa bàn huyện. Đến nay, phong trào này được các cấp hội triển khai thành nhiều phong trào cụ thể, phù hợp với từng hộ gia đình trong huyện. Bà Bùi Thị Ngợi, Chủ tịch Hội PN huyện cho biết thêm: Thông qua phong trào “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế” đã đạt được những kết quả tích cực, thu hút hội viên có ý chí làm giàu chính đáng. Nhiều chị em không ngại khó, ngại khổ, dám nghĩ, dám làm, tự vươn lên làm giàu cho bản thân còn giúp đỡ chị em khác về ngày công lao động, vốn, kỹ thuật và vật tư, con giống để phát triển, giúp nhau về cách thức làm ăn, kinh nghiệm sản xuất. Nhờ đó, các cấp Hội phụ nữ trên địa bàn huyện đã góp phần giảm tỷ lệ hộ hội viên nghèo xuống còn 10%. Trong thời gian tới, Hội phụ nữ chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, động viên các chị em hội viên vay vốn, tích cực phát triển kinh tế XĐ-GN tại địa phương.

 

Với những việc làm cụ thể, Hội PN huyện Lạc Sơn đã và đang phát huy tốt phẩm chất đạo đức của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH đất nước, góp phần cùng với Đảng bộ, chính quyền hoàn thành thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp đã đề ra. Đặc biệt, với việc khai thác hiệu quả từ các nguồn vốn vay, lựa chọn đào tạo các ngành nghề phù hợp với nhu cầu của hội viên phụ nữ cùng với việc xây dựng các mô hình sau đào tạo đã giúp hội viên áp dụng những kiến thức đã học vào thực tế một cách hiệu quả và trở thành hướng đi đúng đắn trong đào tạo nghề cho phụ nữ.

 

                                                                                   

                                                                            PV

 

Các tin khác


Thủ tướng chỉ đạo xây dựng Nghị định chế độ tiền lương mới

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu nghiên cứu, đề xuất một số chế độ phụ cấp đặc thù đối với công chức, viên chức, người lao động trong các cơ sở y tế công lập.

Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục