Mực nước hồ Hòa Bình thất thường nên dịch vụ bốc dỡ hàng ở xã Bình Thanh (Cao Phong) hạn chế.

Mực nước hồ Hòa Bình thất thường nên dịch vụ bốc dỡ hàng ở xã Bình Thanh (Cao Phong) hạn chế.

(HBĐT) - Tính đến nay, xã Bình Thanh (Cao Phong) đã đạt được 4 tiêu chí xây dựng nông thôn mới là quy hoạch và thực hiện quy hoạch, điện, thu nhập, an ninh trật tự xã hội. Con đường xây dựng nông thôn mới ở Bình Thanh còn nhiều gian nan.

 

Bình Thanh (Cao Phong) là xã vùng hồ giáp ranh thành phố Hòa Bình có 640 hộ với hơn 2.500 nhân khẩu. Kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp với tổng diện tích 359,5 ha, trong đó 87 ha lúa, 38 ha ngô, 60ha mía còn lại là cây màu khác. Về chăn nuôi xã có tổng đàn trâu 455 con, bò 580 con, dê 800 con, lợn 3.500 con, gia cầm 42 nghìn con, nuôi thủy sản 3ha trên lòng hồ Hòa Bình. Đến nay, thu nhập bình quân của xã đạt 16,9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo  còn 10,03%, số hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh 100%, số hộ dùng điện đạt 100%, số trẻ trong độ tuổi đến trường đạt 100%.

 

Đồng chí Đinh Thế Hùng, Chủ tịch UBND xã cho biết: Thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới UBND xã đã tiến hành điều tra, khảo sát lập quy hoạch, đến nay đã thẩm định xã đạt 4 tiêu chí. Tuy xã đã xong về quy hoạch nông thôn mới nhưng do địa hình nhiều đồi núi, đất đai hẹp nên rất khó khăn triển khai. Hầu hết những diện tích mặt bằng không còn nên phải triển khai đất đồi, công san lấp nhiều. Dân cư trên địa bàn xã thưa thớt nên triển khai giao thông nông thôn, giao thông nội đồng gặp nhiều trở ngại. Khó khăn lớn nhất hiện nay của xã trong xây dựng nông thôn mới là tìm hướng phát triển kinh tế mũi nhọn. Từ trước đến nay, kinh tế của xã chủ yếu là nông nghiệp bằng cấy lúa, trồng rừng và chăn nuôi. Trong những năm gần đây một số hộ đưa cây mía, cam về trồng. Tuy nhiên, do địa hình dốc, chia cắt nên diện tích không nhiều, không trở thành cây chủ lực của xã được. Theo Nghị quyết của Đảng bộ, hướng phát triển kinh tế của xã tập trung vào cấy lúa, khoanh nuôi rừng phòng hộ, chăn nuôi trâu, bò, gà đồi, lợn bản địa, dịch vụ bốc xếp hàng hóa ở cảng. Trong 2 năm qua, xã được dự án ổn định vùng dân cư lòng hồ đầu tư cho 4 xóm với 60 hộ nuôi khoảng 6.000 con gà ta thả đồi và 50 hộ nuôi lợn rừng nhưng đầu ra thị trường bấp bênh, nhiều hộ chăn nuôi cũng thấy nản.

 

Một trong những lợi thế của Bình Thanh hơn các xã khác ở huyện Cao Phong là tiềm năng du lịch. Xã có có bản Giang Mỗ làm du lịch cộng đồng tuy được nhà nước hỗ trợ nhưng do gần thành phố nên khách lưu trú rất ít nguồn thu không có. Hầu hết khách đến chỉ tham quan, các dịch vụ khác chưa khai thác được nhiều. Do vậy nguồn ngân sách hoạt động của xã đều phụ thuộc vào ngân sách Nhà nước. Bình Thanh cũng thuộc xã lòng hồ sông Đà có tiềm năng phát triển chăn nuôi và đánh bắt thủy sản. Tuy nhiên, theo đồng chí Hùng do mực nước không ổn định, rủi ro cao nên rất khó phát triển chăn nuôi theo hướng này. Do vậy bài toán tìm mũi nhọn phát triển kinh tế cho Bình Thanh vẫn chưa có lời giải?

 

 

 

                                                                                    Việt Lâm

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc giải phóng mặt bằng dự án khu đô thị mới Trung Minh A

(HBĐT) - Dự án khu đô thị mới (KĐTM) Trung Minh A là dự án trọng điểm của tỉnh. Trong quá trình triển khai gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), một số hộ dân không nhận tiền đền bù, hỗ trợ, không bàn giao mặt bằng, ngăn cản không cho chủ đầu tư thi công, ảnh hưởng lớn đến tiến độ triển khai dự án.

Xuất khẩu container mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ

(HBĐT) - Ngày 19/3, Sở NN&PTNT, UBND huyện Lạc Sơn, Công ty TNHH Đầu tư thương mại (ĐTTM) Tiến Ngân (trụ sở tại phường Dân Chủ, TP Hoà Bình), Công ty TNHH Phát triển thương mại (PTTM) và Công nghệ sản xuất mới, Công ty Vina Agri Import Hoa Kỳ đã phối hợp tổ chức lễ xuất hàng chuyến conterner mía trắng đầu tiên sang thị trường Hoa Kỳ. Dự buổi lễ có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan;  lãnh đạo UBND huyện Lạc Sơn, phường Dân Chủ và đại diện đơn vị đối tác. 

 "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”

(HBĐT) - Tại huyện Mộc Châu, Học viện Nông nghiệp Việt Nam vừa tổ chức hội nghị "Đồng hành cùng doanh nghiệp, người nông dân vì một nền nông nghiệp xanh, sạch, an toàn”.

Triển vọng trồng cây gai xanh ở vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Hai năm trước, cây gai xanh lần đầu tiên được trồng thử nghiệm ở huyện Đà Bắc với gần 20 hộ tham gia trồng, diện tích khoảng 8 ha. Đến nay, mô hình trồng gai xanh đem lại hiệu quả kinh tế khá, là hướng đi triển vọng trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế ở huyện vùng cao này.

Hỗ trợ sản xuất theo chuỗi - cơ hội cho hợp tác xã ngành hàng cá phát triển

(HBĐT) - Hiện nay, sản xuất theo chuỗi giá trị đang là lựa chọn số một của ngành nông nghiệp nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao giá trị sản phẩm và phát triển bền vững. Bắt kịp xu thế đó, với tiềm năng, lợi thế vùng lòng hồ sông Đà, Liên minh HTX tỉnh đã đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ các HTX xây dựng mô hình theo chuỗi giá trị đối với ngành hàng cá, qua đó góp phần nâng cao giá trị sản phẩm "cá sông Đà" trên thị trường.

"Kích hoạt" công tác xuất khẩu lao động trong tình hình mới

(HBĐT) - Năm 2022, toàn tỉnh có 720 lao động được tuyển dụng đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài, vượt 240% kế hoạch năm. Tuy nhiên, theo đánh giá của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH), kết quả đạt được chưa bền vững, số lượng lao động của tỉnh đi làm việc ở nước ngoài còn thấp so với trung bình cả nước. Đồng thời, công tác tuyển dụng lao động cho các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động (XKLĐ) còn gặp khó. Tháo gỡ những nút thắt trong xuất khẩu lao động

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục