Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.

Sản phẩm cam, mía sạch của huyện Cao Phong được người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh tin dùng.

(HBĐT) - Phấn đấu trở thành hậu cần cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội, từng bước xây dựng thương hiệu cho các loại cây ăn quả, mía, rau đặc sản đáp ứng tiêu chuẩn ATVSTP là chuỗi hoạt động khởi đầu để sản xuất nông sản hàng hóa tỉnh ta nắm cơ hội vươn ra thị trường lớn.

 

“Tới năm 2020, tỉnh ta sẽ có 5.000 ha cam trong vùng quy hoạch, trong đó, vùng sản xuất tập trung, đảm bảo ATTP đạt 3.000 ha, chủ yếu ở các huyện Cao Phong, Lạc Thủy, Kim Bôi và một phần diện tích thuộc vùng Mường Khói. Bên cạnh đó có 1.500 ha bưởi trên địa bàn các huyện Tân Lạc, Lương Sơn, Kỳ Sơn. Diện tích mía đạt 10.000 ha, trong đó có từ 5.500 - 6.000 ha mía tím. Vùng rau sản xuất hàng năm đạt 11.000 ha, trong đó tập trung phát triển rau bản địa ở các xã vùng cao như su su, lặc lày, tỏi tía, cây rau họ bầu, bí ở huyện Lạc Sơn và các loại rau ăn lá ở các huyện Kim Bôi, Kỳ Sơn và thành phố Hòa Bình” - Đồng chí Hoàng Văn Tứ, Giám đốc Sở  NN & PTNT quả quyết.

 

Hình thành vùng nông sản hàng hóa bước đầu, 3 sản phẩm nông sản chính được tỉnh định hướng phát triển thị trường hàng hóa gắn với tiêu dùng gồm nhóm cây ăn quả (cam, bưởi, nhãn, na, chè), rau và mía. Một số địa phương hình thành vùng cây ăn quả, rau trái vụ như nhãn Hương Chi (Kim Bôi), bí xanh (Tân Lạc)… Đặc biệt, vùng rau su su an toàn ở huyện Tân Lạc, Mai Châu được biết đến ngày càng nhiều nhờ phương pháp canh tác an toàn, gần như không có tác động của hóa chất. Thêm một thuận lợi là các sản phẩm nông sản trên đều đã có quy hoạch, trong đó quy hoạch vùng rau an toàn đang xúc tiến thực hiện vào năm 2014. Đến thời điểm này, diện tích cây ăn quả có múi (cam) toàn tỉnh đạt khoảng 1.436 ha. Diện tích mía duy trì ổn định với khoảng 9.000 ha.

 

Đồng chí Vũ Đình Việt, Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Nhằm duy trì chất lượng của sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh lành mạnh trên thị trường và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng cam, đề tài “Xây dựng chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong” đã được thực hiện từ năm 2012. Nhiều động thái tích cực khác cũng được thực hiện như tuyên truyền, quảng bá, tổ chức các hội nghị thử nếm cam, mía để đánh giá cảm quan, đóng góp ý kiến cho mẫu lô gô, thương hiệu sản phẩm...

 

Chia sẻ góc nhìn lạc quan về thị trường tiêu thụ tiềm năng, đồng chí Nguyễn Hồng Yến, Chi cục phó Chi cục BVTV tỉnh cho rằng: Điều này thể hiện ở văn kiện đã ký giữa lãnh đạo 2 Sở NN & PTNT Hòa Bình - Hà Nội, cam kết hỗ trợ tiêu thụ trên hệ thống siêu thị, sàn giao dịch. Tuy nhiên, đây cũng là thách thức đặt ra bởi muốn tạo vùng nông sản cung cấp cho thị trường lớn, sản phẩm hàng hóa phải đáp ứng chất lượng ATVSTP. Ở cả thời điểm hiện tại cũng như lâu dài, các vùng cam, rau, mía của tỉnh phải được sản xuất theo hướng an toàn. Đến nay, sản lượng rau đã cấp chứng chỉ VietGap được tiêu thụ trên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn của thành phố Hà Nội có 3 ha su su vùng cao Tân Lạc. Diện tích rau nông nghiệp hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn cũng khẳng định được chỗ đứng tại một số siêu thị lớn của Hà Nội. Tương lai không xa, trong khoảng tháng 4 - 5/2014, diện tích 25 ha bí xanh an toàn của huyện Yên Thủy sẽ được lên sàn giao dịch rau quả và thực phẩm an toàn Hà Nội, góp phần nâng cao giá trị kinh tế cũng như chất lượng, độ an toàn của sản phẩm khi tiêu thụ trên thị trường.

 

Nhà nước hiện đã ban hành các cơ chế, chính sách khá đầy đủ về phát triển trồng trọt như hỗ trợ phát triển sản xuất theo cánh đồng mẫu lớn; tái cơ cấu ngành nông nghiệp; hỗ trợ giảm tổn thất trong nông nghiệp; chuyển đổi đất kém hiệu quả sang trồng cây lâu năm; những tiêu chuẩn, quy chuẩn về đảm bảo ATVSTP. Về phía tỉnh đã phê duyệt kế hoạch tái cơ cấu ngành, phê duyệt quy hoạch nền nông nghiệp công nghệ cao, quy hoạch vùng sản xuất gắn liền với ATVSTP.  Đó là cú hích để tạo vùng nông sản hàng hóa an toàn, có uy tín, góp phần tăng thu nhập cho người dân, bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

 

 

 

                                                                                 Bùi Minh

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trang trại gà của ông bà Sinh - Lan, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy) có doanh thu từ 1,2 - 1,5 tỉ đồng/năm. Ảnh: Bà Lan chia sẻ kinh nghiệm làm trang trại cho hộ cùng sở thích chăn nuôi.
Vụ cam năm 2013, vườn cam của gia đình anh Nghiêm Trung Thành ở khu 5, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) cho thu hoạch hơn 40 tấn cam.
Cây quýt ở xóm Bái, Nam Sơn cho thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.

Ngựa trong đời sống của người vùng cao Tân Lạc

(HBĐT) - Cách đây hơn 30 năm, xã Lũng Vân (Tân Lạc) còn nhiều khó khăn. Không điện, trường, trạm sơ sài, con đường từ trung tâm huyện lên đến xã như sợi chỉ nối những quả đồi. Mỗi lần mang củ măng, cân ngô, con lợn, con gà chỉ còn cách gánh, gùi hàng chục cây số đến chợ huyện để bán. Nhà nào sang thì mua được con ngựa đỡ vất vả hơn. Lúc đó có điều kiện mua con ngựa là sự xa xỉ. Mỗi lần đi chợ, bà con thường phải đi từ 2-3 giờ sáng mới kịp phiên.

Huyện Yên Thủy bước đầu hình thành những cánh đồng mẫu lớn

(HBĐT) - Những ngày cuối năm 2013, chúng tôi về Yên Thủy đúng dịp người dân các xã Bảo Hiệu, Phú Lai, Đoàn Kết, Hữu Lợi đang tràn ngập niềm vui khi được UBND huyện lựa chọn thực hiện dự án xây dựng mô hình cánh đồng lớn về sản xuất và tiêu thụ bí xanh đảm bảo ATTP. Nhà nhà tất bật chuẩn bị làm đất, giâm bầu cho mô hình 25 ha bí xanh theo hợp đồng liên kết cung ứng giống, sản xuất, bao tiêu sản phẩm bí xanh đông - xuân 2013-2014.

Vốn chính sách ở huyện Mai Châu: Bạn đồng hành cùng nông dân giảm nghèo

(HBĐT) - Những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách là công cụ hữu hiệu của huyện Mai Châu góp phần quan trọng trong xóa đói - giảm nghèo, tạo việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn. Nhờ tiếp cận vốn ưu đãi để phát triển kinh tế, cuộc sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Xã Tân Dân nỗ lực xóa đói - giảm nghèo

(HBĐT) - Tân Dân là xã vùng hồ, xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Nhiều năm qua, tỷ lệ hộ nghèo cao (năm 2013, thu nhập bình quân của xã đạt 6,5 triệu đồng/ người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,42%). Phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp tuy nhiên, diện tích đất gieo trồng trong năm nhỏ hẹp (tổng diện tích đất gieo trồng là 259,6 ha, trong đó, tích lúa nước 2 vụ chỉ có 78 ha/537 hộ/2.194 nhân khẩu; diện tích lúa nương 31 ha, trong đó năng suất đạt 30 tạ/ha), chăn nuôi nhỏ lẻ... Chính vì vậy, bài toán xóa đói - giảm nghèo ở Tân Dân khá nan giải.

Đầu tư trên 11,3 tỷ đồng xây dựng cơ sở hạ tầng các xã vùng 135

(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, từ đầu năm đến nay, Chương trình 135 kéo dài đã đầu tư trên 11,3 tỷ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng tại 13 xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn. Trong đó, trên 6,1 tỷ đồng được đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT, đường vào khu sản xuất và ngầm tràn liên hợp tại các xã Mường Tuổng, Đồng Ruộng, Đồng Chum, Giáp Đắt, Hiền Lương, Cao Sơn, Tu Lý.

Tổ chức 115 lớp chuyển giao KHKT cho nông dân

(HBĐT) - Để từng bước nâng cao chất lượng sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa cơ giới hóa nông nghiệp, tạo ra sản phẩm hàng hóa cho năng xuất cao, chất lượng tốt nhằm nâng cao thu nhập cho người dân. Năm 2013, ngành nông nghiệp huyện Lạc Thuỷ đã tổ chức 115 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho hơn 500 nông dân, đồng thời xây dựng 48 mô hình sản xuất từ đó trình độ thâm canh, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất được nâng lên.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục