Ông Đinh Văn Diện chăm sóc vườn cam.

Ông Đinh Văn Diện chăm sóc vườn cam.

(HBĐT) - Những ngày này, dù đã cuối vụ nhưng về Cao Phong dọc QL 6, nhiều điểm vẫn bày bán cam Cao Phong, cam Canh, người mua, bán tấp nập. Cùng cán bộ Hội NCT huyện Cao Phong, chúng tôi có mặt tại Nhà văn hoá khu II, thị trấn Cao Phong.

 

Đã thành lệ, từ nhiều năm nay, nhà văn hoá khu là nơi gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm và tìm hiểu kiến thức của người dân khu II. Tại đây, chúng tôi được gặp ông Đinh Văn Diện, một trong những hội viên làm kinh tế giỏi nhờ trồng cam lâu năm và có đóng góp tích cực xây dựng và gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong. Khác với hình dung về một ông chủ vườn giàu kinh nghiệm thường hay giấu bí quyết của mình, ông Diện khá cởi mở trong câu chuyện trồng cam. Vốn là công nhân của Nông trường Cao Phong trước đây nên ông Diện nắm khá chắc về kỹ thuật trồng cam. “Những năm bao cấp, công nhân chỉ làm công ăn lương theo hướng dẫn của kỹ thuật nên thu nhập không có, cuộc sống khó khăn, vất vả. Sau khi Nông trường Cao Phong thực hiện khoán sản phẩm, nông dân được thầu đất thâm canh đời sống của công nhân chuyển biến mạnh.  Năm đó, gia đình tôi nhận thầu khoán hơn 1 ha đất nhưng giống và vốn phải tự túc nên để đầu tư chăm sóc hơn 1 ha cam không hề đơn giản. Lúc đó, gia đình tôi chỉ duy trì được diện tích trồng rất nhỏ, còn lại cũng thâm canh thêm một số cây trồng khác, ngoài ra, tôi cũng xoay đủ nghề khác để kiếm sống” - ông Diện nhớ lại. Khó khăn giảm dần khi gia đình ông mạnh dạn xen canh nhiều giống cam mới bên cạnh giống cam truyền thống như cam Canh, quýt ngọt... Đặc biệt, để nâng cao năng suất, chất lượng cây cam, ông Diện đã chủ động tìm hiểu và học thêm kỹ thuật thâm canh nhiều giống cam mới cho năng suất, chất lượng cao. Từ hơn 1 ha ban đầu, ông Diện mạnh dạn mở rộng diện tích, đến nay, gia đình ông đã có hơn 2,6 ha cam, trong đó hơn 7.000 m2 đã cho thu hoạch. Trong đó, chủ yếu là 2 giống cam V2 và cam Canh. Vụ cam năm 2013, gia đình ông thu gần 30 tấn cam Canh và cam V2, với giá bán trung bình tại vườn là 40.000 đồng/kg, gia đình ông thu hơn 1 tỷ đồng.

Được mùa và được giá, với ông Diện đó chưa phải là mục đích cuối cùng, ông luôn trăn trở để xây dựng, gìn giữ thương hiệu cam Cao Phong một cách bền vững. Để thực hiện được việc này, ngay từ những công việc sản xuất hàng ngày đến những lúc trao đổi kinh nghiệm với những chủ vườn khác, ông luôn thực hiện nghiêm quy trì sản xuất đảm bảo theo quy trình của VietGap. Bên cạnh đó, ông Diện tích cực giúp đỡ những chủ vườn mới lựa chọn, thẩm định chất lượng cam giống trên thị trường huyện để đảm bảo lựa được những giống cam chất lượng tốt nhất. Ngoài ra, ông Diện luôn băn khoăn về tình trạng một số đại lý vẫn tiếp tục nhập cam ngoài về bày bán trên thị trường vào những tháng hết vụ cam. Chính hình thức kinh doanh này vô tình đã làm mất đi thương hiệu của cam Cao Phong.

 

 

                                                                   Phương Linh

 

Các tin khác


Hòa Bình khát vọng phát triển

Là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và thách thức, nhưng bằng sự đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, Ðảng bộ chính quyền nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình đã nỗ lực phát huy cao nhất tiềm năng, lợi thế, phát triển kinh tế-xã hội nhanh và bền vững. Và Hòa Bình đang quyết tâm phấn đấu trở thành tỉnh trung bình của cả nước.

Bảo đảm phối hợp chặt chẽ, thường xuyên trong nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước

(HBĐT) - Năm 2023, dự toán thu ngân sách Nhà nước (NSNN) của tỉnh được HĐND tỉnh giao 7.285 tỷ đồng. Đây là nhiệm vụ nặng nề trong bối cảnh nguồn thu còn hạn hẹp, cơ cấu thu thiếu bền vững, chưa có nguồn thu chủ lực mà chủ yếu dựa vào thu từ tiền sử dụng đất…

Phát triển các mô hình kinh tế tập thể trong thanh niên

(HBĐT) - Phát huy vai trò là "hạt nhân” nòng cốt, tổ chức Đoàn các cấp trên địa bàn huyện Lạc Thủy đã tích cực kết nối, thành lập, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tham gia các mô hình kinh tế tập thể phù hợp với điều kiện thực tế tại địa phương.

Khởi sắc đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số huyện Tân Lạc

(HBĐT) - Từ nguồn vốn thực hiện các chương trình, dự án và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT - XH vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN), huyện Tân Lạc đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất cũng như hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã vùng đặc biệt khó khăn (ĐBKK). Qua đó góp phần từng bước thay đổi diện mạo nông thôn, cải thiện đời sống đồng bào các dân tộc trên địa bàn.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư ký kết thi đua năm 2023

(HBĐT) - Sáng 24/3, Khối thi đua các doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm T.Ư tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2023.

Hội Nữ doanh nhân Hòa Bình - khát vọng vươn xa

(HBĐT) - Câu lạc bộ (CLB) Nữ doanh nhân (DN) tỉnh là thành viên của Hiệp hội Nữ DN Việt Nam, thành viên của Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Hòa Bình. CLB hoạt động với mong muốn tập hợp, kết nối tạo sự đoàn kết trong cộng đồng các nữ DN trên địa bàn tỉnh, cùng nhau chia sẻ, hợp tác, giúp đỡ nhau, góp phần nâng cao năng lực của từng doanh nghiệp do phụ nữ làm lãnh đạo.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục