Trung tâm Giống cây trồng tỉnh thực hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại giống cây trồng chất lượng. Ảnh: Cán bộ Trung tâm chăm sóc cây gốc ghép phục vụ cho việc nhân giống bưởi đỏ, bưởi da xanh.

Trung tâm Giống cây trồng tỉnh thực hiện nhiều mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất các loại giống cây trồng chất lượng. Ảnh: Cán bộ Trung tâm chăm sóc cây gốc ghép phục vụ cho việc nhân giống bưởi đỏ, bưởi da xanh.

(HBĐT) - Những năm qua, việc ứng dụng KH-CN vào sản xuất được ngành NN&PTNT đặc biệt quan tâm. Các loại cây trồng chủ lực đều tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Công tác BV-TV được chú trọng đã góp phần hạn chế các loại dịch bệnh, sâu bệnh hại trên cây trồng.

 

Công tác chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng được đẩy mạnh; các loại giống lai, giống tốt được đưa vào sản xuất đại trà đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, nhất là giống lúa, ngô, chè, mía... các loại giống lai, giống tốt được đưa vào sản xuất đại trà đã góp phần làm tăng năng suất cây trồng, nhất là giống lúa, ngô, chè, mía... Giai đoạn 2005-2012, diện tích lúa khá ổn định, đạt khoảng 41.000 ha nhưng sản lượng lương thực liên tục tăng, năm 2005, tổng sản lượng lương thực có hạt khoảng 29 vạn tấn, đến năm 2012 tăng lên trên 36 vạn tấn. Các loại cây trồng khác cũng tăng cả về diện tích, năng suất. Qua đánh giá, năm 2010, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 5.130,87 tỷ đồng, trong đó, trồng trọt 4.059,08 tỷ đồng, chăn nuôi 1.031,55 tỷ đồng và dịch vụ nông nghiệp 40,24 tỷ đồng. Năm 2012, giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 7.301,98 tỷ đồng,  tăng 1,42 lần (năm 2010), trong đó, trồng trọt 5.295,03 tỷ đồng, tăng 1,3 lần, chăn nuôi 1.952,84 tỷ đồng, tăng 1,89 lần; dịch vụ nông nghiệp đạt 54,10 tỷ đồng, tăng 1,3 lần so với năm 2010.

 

Với quan điểm phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn với CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn. Giai đoạn 2013-2015 từng bước sản xuất một số sản phẩm nông nghiệp hàng hoá ứng dụng công nghệ cao, có năng suất, chất lượng và giá trị gia tăng cao như rau, cây ăn quả, hoa, cây cảnh, trâu, bò thịt, lợn, gà đặc sản và thuỷ sản; đưa tỷ trọng giá trị SXNN ứng dụng công nghệ cao chiếm từ 10-15% tổng giá trị SXNN của tỉnh. Đến năm 2020 xây dựng 3 vùng SXNN ứng dụng công nghệ cao (vùng cây ăn quả, vùng rau và hoa, vùng chăn nuôi trâu, bò thịt và thuỷ sản) và 11 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các huyện, TP. Trong đó, vùng trồng cây ăn quả và mía tím tập trung ở các huyện Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Cao Phong và Kim Bôi với quy mô năm 2015 đạt khoảng 1.712 ha, năm 2020 khoảng 2.350 ha. Vùng trồng hoa, cây cảnh tập trung chủ yếu ở TPHB và huyện Cao Phong với quy mô năm 2015 khoảng 25 ha và năm 2020 khoảng 35 ha. Vùng chăn nuôi trâu, bò thịt, nuôi lợn, gia cầm và nuôi thủy sản tập trung ở các huyện Đà Bắc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ, Tân Lạc, Lạc Thuỷ, Kim Bôi, Mai Châu và Cao Phong.

 

Tổng vốn đầu tư thực hiện đề án trên 419 tỉ đồng, trong đó, vốn ngân sách T.Ư trên 44 tỷ đồng, vốn ngân sách tỉnh trên 207 tỷ đồng, vốn dân và doanh nghiệp trên 159 tỷ đồng, vốn khác 7,5 tỷ đồng; phân kỳ đầu tư giai đoạn 2013-2015 trên 189 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 trên 229 tỷ đồng. Theo lộ trình, tỉnh sẽ dành trên 200 tỷ đồng đầu tư phát triển các trung tâm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cụ thể là nâng cấp Trung tâm giống cây trồng tỉnh, nâng cấp Trung tâm giống vật nuôi và thủy sản, hỗ trợ công tác đào tạo nguồn nhân lực và đầu tư trang thiết bị cho Trung tâm ứng dụng KH-CN (Sở KH&CN).

 

Đề án ứng dụng công nghệ cao vào SXNN thành công sẽ đem lại giá trị sản xuất tăng từ 100-150%, ước tính, giá trị sản lượng của các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của tỉnh đến năm 2015 ước đạt khoảng 2.121,19 tỷ đồng và đến năm 2020 đạt 2.874 tỷ đồng, chiếm 33,3% giá trị SX toàn ngành nông nghiệp. Lợi ích kinh tế còn tăng thêm qua chế biến xuất khẩu, thu ngoại tệ góp phần phát triển KT-XH của tỉnh, đồng thời chuyển giao, nhân rộng các mô hình SX tiên tiến cho hộ nông dân tạo nên bộ mặt NTM với cơ sở hạ tầng hiện đại, dân trí được nâng cao, đời sống người dân được cải thiện.

 

Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, khi phát triển thành công các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ giúp đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về các sản phẩm nông sản sạch, chất lượng cao, đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng; nâng cao giá trị gia tăng cho người sản xuất, hướng tới phát huy tiềm năng, lợi thế của SXNN, hạn chế thiệt hại và thích ứng với các hình thái thời tiết cực đoan ngày càng gia tăng. Trong quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SXNN nên chú ý liên kết giữa doanh nghiệp - nhà khoa học - nông dân. Công tác khuyến nông nên nâng cao một bước để công nghệ cao, khoa học tiên tiến đến được với nông dân thông qua các mô hình trình diễn, những buổi hướng dẫn kỹ thuật để từ đó bà con có thói quen ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất đại trà.

 

 

 

                                                                                 Đinh Thắng

 

 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục