Hoạt động sản xuất của Công ty Xi măng Vĩnh Sơn (KCN Nam Lương Sơn) từng bước ổn định, giải quyết việc làm cho 305 lao động, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

Hoạt động sản xuất của Công ty Xi măng Vĩnh Sơn (KCN Nam Lương Sơn) từng bước ổn định, giải quyết việc làm cho 305 lao động, với thu nhập bình quân hơn 3 triệu đồng/người/tháng.

(HBĐT) - Vượt qua những khó khăn trong những năm gần đây, công nghiệp của tỉnh đang phát triển theo quy hoạch, duy trì tốc độ tăng trưởng khá ổn định, ngày càng có những dấu hiệu tích cực. Nhiều dự án công nghiệp tiếp tục được khởi động. Một số doanh nghiệp mở rộng SX-KD và hướng về vùng nông thôn.

 

Công ty Sankor 100% vốn đầu tư Nhật Bản hoạt động tốt tại KCN bờ trái sông Đà đã mở rộng đầu tư xây dựng nhà máy tại huyện Lạc Sơn, tạo việc làm cho khoảng 600 lao động địa phương. Với 2 nhà máy đi vào hoạt động, góp phần tạo mức tăng trưởng hàng năm khoảng 10%, năm 2013 thực hiện giá trị xuất khẩu 17 triệu USD, giải quyết việc làm cho gần 1.500 lao động, dự kiến năm nay sẽ nâng giá trị xuất khẩu lên khoảng 25 triệu USD, giải quyết việc làm 1.800 lao động. Dự án của Công ty May Việt - Hàn cũng đã đi vào hoạt động tại cụm công nghiệp Đông Thanh (Tân Lạc), giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương. Dự án may GGS tại KCN bờ trái sông Đà khởi công trong năm 2013 và đi vào hoạt động sau 5 tháng, tháng 4ự có lô hàng xuất khẩu đầu tiên khoảng 11.000 sản phẩm. Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn nhiều năm nay, KCN Lương Sơn vẫn khẳng định là điểm đến của các dự án phát triển công nghiệp bền vững. Các dự án như may bảo hộ lao động vốn đầu tư 476 tỷ đồng, quy mô sản xuất từ 1,7 - 2 triệu sản phẩm/năm, 100% sản phẩm xuất khẩu cũng chính thức đi vào hoạt động năm 2013; dự án Nissin sản xuất phụ kiện ô tô, xe máy tổng mức đầu tư 75 triệu USD, dự án án may mặc Esquel vốn đầu tư 25 triệu USD của Hồng Kông (Trung Quốc) đi vào hoạt động... Đầu năm 2014, KCN này đã tiếp nhận dự án 20 triệu USD, quy mô 120 triệu sản phẩm đã khởi công sau đúng 1 ngày cấp phép, dự kiến sẽ đi vào hoạt động sau khoảng 1 năm.

 

Cùng với các ngành sản xuất như: vật liệu xây dựng, chế biến tinh bột sắn, sản xuất điện, ngành nghề nông thôn đang mang lại những sắc thái mới cho diện mạo công nghiệp của tỉnh. Có thể thấy, nghị quyết phát triển CN-TTCN của Tỉnh ủy, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiềm năng, lợi thế phát triển công nghiệp của tỉnh đang được hiện thực hóa. Thời điểm năm 2006, tỉnh xóa điểm trắng về phát triển công nghiệp khi tiếp cận với con số tổng giá trị sản xuất công nghiệp đạt 1.000 tỷ đồng. Liên tiếp những năm sau đó tăng trưởng công nghiệp bình quân đạt khoảng 28%/năm. Những năm gần đây, tăng trưởng đạt 17-18%/năm. Theo Sở Công thương, quý I năm nay, công nghiệp có những dấu hiệu tích cực. Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp tăng khá cao (16,14%). Tình hình SX-KD của các doanh nghiệp giữ vững và đạt mức tăng trưởng khá. Giá trị sản xuất công nghiệp đạt trên 1.824 tỷ đồng, tăng 18,19% so với cùng kỳ, thực hiện 23,32% kế hoạch; nếu tính giá trị sản xuất cả Nhà máy thủy điện Hòa Bình, giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quý I đạt trên 3.917 tỷ đồng, tăng 16,67% so với cùng kỳ, thực hiện 22,11% kế hoạch. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 22,93%, ngành sản xuất, phân phối điện tăng 13,22%, ngành cung cấp nước và xử lý nước thải, rác thải tăng 7,89%. Đặc biệt có một số sản phẩm tăng mạnh như: dệt may tăng 30,33%; sản xuất thiết bị điện tử, tin học tăng 50,54%, đường tăng 54,47%... Nếu duy trì tốc tăng trưởng trưởng này, năm 2014, bức tranh công nghiệp của tỉnh rất lạc quan. Riêng doanh thu các doanh nghiệp KCN đạt 497 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt  trên 12,3 triệu USD. Sản xuất công nghiệp tích cực, kéo theo giá trị xuất khẩu của tỉnh tăng, đến hết năm 2013, tỉnh đã đạt giá trị xuất khẩu trên 100 triệu USD, về đích trước Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV 2 năm, dự kiến đến hết năm 2015, kim ngạch xuất khẩu sẽ đạt 200 triệu USD. 

 

Theo lãnh đạo Sở Công thương, tỉnh ta tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho SX-KD, đầu tư kết cấu hạ tầng, nâng cao chất lượng cung ứng điện và các dịch vụ hỗ trợ, đẩy mạnh CCHC, chú trọng đào tạo, dạy nghề cung cấp cho các dự án công nghiệp. Tổ chức giao ban sản xuất, gặp gỡ, đối thoại, giải quyết những vướng mắc cho các doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp duy trì và phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, chú trọng chăm sóc các dự án sau cấp phép để đưa vào hoạt động theo kế hoạch, góp phần chuyển dịch cơ cấu bền vững tại địa phương.

 

 

                                                                                                

                                                                      Lê Chung

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục