Dồn điền, đổi thửa thành công, nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bí xanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Dồn điền, đổi thửa thành công, nông dân xã Yên Trị (Yên Thủy) đã mạnh dạn chuyển đổi từ trồng lúa sang trồng bí xanh, nâng cao hiệu quả sản xuất.

(HBĐT) - Trên 90 ha đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) của 179 hộ dân đã được dồn điền, đổi thửa (DĐĐT) thành công. Đó là kết quả đầy thuyết phục mà UBND huyện Yên Thủy đã đạt được sau gần 1 năm tích cực triển khai thí điểm việc DĐĐT đất SXNN trên địa bàn hai xã Ngọc Lương và Yên Trị. Nhiều bài học kinh nghiệm đã được rút ra giúp Yên Thủy cũng như các địa phương khác trong tỉnh tiếp tục thực hiện thành công quá trình DĐĐT - vốn được xem là tiền đề quan trọng để nâng cao hiệu quả SXNN và tạo “cú hích” mạnh mẽ cho xây dựng NTM.

 

8 bước để dồn điền, đổi thửa thành công 

 

Thực hiện chủ trương DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện, cuối tháng 5/2013, UBND huyện Yên Thủy đã ban hành Kế hoạch số 36, sau đó, thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện thí điểm DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện, giao phòng NN& PTNT là cơ quan thường trực, phối hợp với phòng TN&MT, các phòng chuyên môn có liên quan và UBND xã Ngọc Lương, UBND xã Yên Trị tổ chức thực hiện. Theo kế hoạch sẽ có 3  xóm tham gia thí điểm DĐĐT gồm 2 xóm Trường Long và Hổ 2 của xã Ngọc Lương, xóm Ao Hay của xã Yên Trị.

 

Tại cấp xã, UBND xã Ngọc Lương và UBND xã Yên Trị đã thành lập Ban chỉ đạo DĐĐT xã và Ban DĐĐT tại 3 xóm thực hiện. Sau đó tổ chức các hội nghị tại xã, xóm để tuyên truyền về mục đích, ý nghĩa của DĐĐT, quán triệt chủ trương của Huyện ủy và kế hoạch của UBND huyện, tổ chức bàn bạc dân chủ, công khai trong nhân   dân về phương án DĐĐT, làm cơ sở xây dựng đề án DĐĐT của   từng xóm.

 

Tại xóm Trường Long (xã Ngọc Lương) đã có 34 hộ tham gia DĐĐT với tổng diện tích thực hiện 20,24 ha. Trước khi dồn, đổi, diện tích này được chia làm 504 thửa, bình quân mỗi hộ 15 thửa. Sau khi dồn, đổi còn 116 thửa, giảm được 388 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,5 thửa. Với kết quả này, xóm đã khắc phục được tình trạng manh mún ruộng đất, tạo động lực giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất và gắn bó với ruộng đồng. Chia sẻ kinh nghiệm tổ chức thực hiện thành công DĐĐT trên địa bàn, đồng chí Đinh Duy Hải - Trưởng xóm, Trưởng Ban DĐĐT xóm Trường Long cho biết: BCĐ DĐĐT xã Ngọc Lương, Ban DĐĐT xóm Trường Long đã nghiêm túc triển khai quy trình 8 bước thực hiện công tác DĐĐT do BCĐ huyện hướng dẫn. Bước 1: BCĐ DĐĐT xã tổ chức họp phân công nhiệm vụ các thành viên, bàn kế hoạch triển khai thực hiện. Bước 2: BCĐ xã tổ chức họp với Ban DĐĐT các xóm, bí thư chi bộ các xóm, quán triệt các văn bản chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện và Đảng ủy xã, mời tổ công tác của BCĐ huyện về dự họp. Bước 3: Xóm họp chi bộ mở rộng để bàn kế hoạch triển khai thực hiện; Ban DĐĐT xóm tổ chức họp triển khai đến toàn thể nhân dân trong xóm. Bước 4: Phòng TN&MT in bản đồ giải thửa diện tích đất nông nghiệp của xóm để Ban DĐĐT xóm nghiên cứu, xây dựng phương án DĐĐT. Ban DĐĐT xóm đã căn cứ bản đồ giải thửa, đi khảo sát thực địa, dự kiến phân chia diện tích đất nông nghiệp của xóm thành các xứ đồng; thống kê số thửa, diện tích đất nông nghiệp của từng hộ trên từng xứ đồng; dự kiến quy hoạch lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng để thuận lợi cho sản xuất, xác định diện tích đất làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng cần bổ sung; xác định diện tích đất nghĩa trang, đất giãn dân, đất 5% của xóm; trên cơ sở đó lập phương án DĐĐT. Bước 5: Họp dân thông qua phương án DĐĐT để nhân dân trong xóm bàn bạc, thảo luận, đưa ra phương án phù hợp nhất với điều kiện cụ thể của xóm. ở bước này, xóm đã phải họp nhiều cuộc, bàn bạc, thuyết phục đến khi tất cả các hộ đều đồng thuận, thống nhất cao. Sau đó, Ban DĐĐT xóm hoàn thiện phương án, đề án DĐĐT của xóm, báo cáo UBND xã. Bước 6: BCĐ xã tổ chức họp thông qua phương án DĐĐT của xóm. Bước 7: Trên cơ sở phương án đã được thông qua, Ban DĐĐT của xóm tổ chức cho các hộ bốc thăm vị trí đất mới của mình trên từng cánh đồng, tổ chức đo đạc, cắm mốc và giao đất ngoài thực địa cho các hộ, lập biên bản giao đất cho từng hộ để làm căn cứ cho việc chỉnh lý bản đồ, lập hồ sơ địa chính cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Bước 8: Sau khi giao đất ngoài thực địa xong, xóm báo cáo kết quả thực hiện đề án, kèm theo danh sách, diện tích đất của các hộ sau DĐĐT về UBND xã; UBND xã lập tờ trình đề nghị UBND huyện đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân.

 

Trao đổi về cách làm của Yên Thủy với quyết tâm thực hiện DĐĐT thành công, đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy nhìn nhận: Cả 3 xóm thí điểm đều thực hiện DĐĐT theo cách quy hoạch lại đồng ruộng, phân chia diện tích đất nông nghiệp thành các cánh đồng, tổ chức bốc thăm vị trí đất của từng hộ trên từng cánh đồng, sau đó đo đạc, giao đất cho các hộ theo vị trí đã bốc thăm, đảm bảo diện tích đất các hộ đã được giao theo khẩu từ năm 1993. Với cách làm này, công tác DĐĐT tại các xóm đã thực hiện đúng nguyên tắc UBND huyện quán triệt là “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân được hưởng lợi”, từ đó tạo được sự đồng thuận trong nhân dân và đạt những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

 

Sẽ tiếp tục nhân rộng trong năm 2014

 

Sau gần 1 năm tích cực DĐĐT tại 3 xóm, huyện Yên Thủy đã vận động được 179 hộ dân tham gia thực hiện, diện tích đã DĐĐT 90,54 ha, trong đó, xóm Trường Long có 20,24 ha, xóm Hổ 2 có 33,59 ha và xóm Ao Hay có 36,71 ha. Trước khi dồn đổi, tổng số thửa tại 3 xóm trên 1.648 thửa, bình quân mỗi hộ 10-15 thửa, cá biệt có hộ có đến 30 thửa. Sau khi dồn, đổi hiện còn 504 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2,8 thửa. Cụ thể: xóm Hổ 2 sau khi dồn, đổi còn 203 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3 thửa; xóm Trường Long còn 116 thửa, bình quân mỗi hộ còn 3,5 thửa; xóm Ao Hay còn 185 thửa, bình quân mỗi hộ còn 2 thửa. Trong quá trình thực hiện DĐĐT, các xã, xóm còn kết hợp với quy hoạch, xây dựng lại hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng, nhân dân đã hiến gần 35.000 m2 đất để làm đường giao thông, thủy lợi nội đồng theo quy hoạch NTM. Về phía chính quyền địa phương, huyện Yên Thủy đã trích 200 triệu đồng từ nguồn vượt thu ngân sách huyện và gần 350 triệu đồng từ nguồn cấp bù thủy lợi phí để hỗ trợ thực hiện các hạng mục đào đắp, làm đường giao thông thủy lợi nội đồng, sửa chữa cống nội đồng, xây dựng bai dâng và kênh dẫn nước... 

 

Đánh giá kết quả đạt được, UBND huyện Yên Thủy cho biết: DĐĐT đã khắc phục được đáng kể tình trạng manh mún ruộng đất, số thửa đất nông nghiệp bình quân/hộ đã giảm 64,21%. Việc DĐĐT thành công đã tạo nhiều thuận lợi cho SXNN. Cụ thể, trong sản xuất vụ đông - xuân 2013 - 2014, việc gieo trồng các loại cây được thực hiện nhanh chóng, thuận lợi hơn trước, ước tính đã giảm khoảng 40% ngày công lao động so với trước khi DĐĐT, giảm chi phí sản xuất khoảng 7 triệu đồng/ha. Kết quả này khiến người dân thực sự phấn khởi và hơn thế nữa, việc hình thành được những thửa ruộng lớn, cánh đồng lớn như hiện nay sẽ tạo ra “cú hích” mang tính đột phá để huyện Yên Thủy đẩy mạnh phát triển ngành nông nghiệp theo hướng SXHH có giá trị kinh tế cao. 

 

Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: Thực tế triển khai thí điểm DĐĐT đất SXNN trên địa bàn huyện đã cho thấy đây là hướng đi đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn, được người dân đồng tình ủng hộ và thiết thực phục vụ cho lợi ích của người dân. Chính vì vậy, huyện Yên Thủy xác định tiếp tục chỉ đạo, triển khai nhân rộng DĐĐT trên địa bàn huyện là cần thiết nhằm từng bước khắc phục tình trạng đất đai manh mún, quy hoạch lại đồng ruộng, hình thành các ô, thửa lớn, có hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng thuận lợi để áp dụng các tiến bộ KH-KT và đưa cơ giới vào SXNN, giúp giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động, tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập của người nông dân, từng bước hình thành các vùng SXHH tập trung quy mô lớn.

 

Được biết, trong năm nay, huyện Yên Thủy sẽ tiếp tục nhân rộng DĐĐT theo cách làm của 3 xã đã thực hiện thí điểm, tiếp tục dành kinh phí để hỗ trợ công tác DĐĐT, đo đạc, cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ sau khi DĐĐT. Dự kiến, trong năm nay, huyện sẽ thực hiện DĐĐT đất nông nghiệp trên địa bàn 15 xóm thuộc các xã Ngọc Lương, Lạc Lương, Yên Trị, Yên Lạc, Bảo Hiệu, Phú Lai, Lạc Thịnh, Đoàn Kết và Hữu Lợi.

 

 

 

                                                                               Thu Trang 

 

 

Các tin khác


Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục