Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được Tạp chí Business Insider của Mỹ bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn, đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.

Bản Lác, xã Chiềng Châu (Mai Châu) được Tạp chí Business Insider của Mỹ bình chọn là một trong 10 điểm du lịch hấp dẫn, đem lại cho du khách những trải nghiệm thú vị.

(HBĐT) - Phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với xây dựng NTM là cách làm hay và phù hợp với điều kiện của huyện Mai Châu, chứng tỏ được tính đúng đắn và hiệu quả qua thực tế, tiếp cận với mục tiêu đã xác định là: Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tài nguyên du lịch góp phần tạo dựng bộ mặt NTM, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống người dân. Mặc dù vậy, quá trình thực hiện cho thấy còn nhiều khó khăn cần rà soát, đánh giá toàn diện, rút kinh nghiệm những kết quả đạt được, đề ra những giải pháp cụ thể, đủ mạnh nhằm thực hiện tốt hơn mục tiêu phát triển DLCĐ, xây dựng sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn và văn minh hơn, gắn với thực hiện các mục tiêu NTM trên địa bàn huyện Mai Châu.

 

Tiềm năng du lịch được khai thác

 

Với tài nguyên du lịch đặc sắc, độc đáo, có nhiều cơ hội để phát triển du lịch và du lịch Mai Châu từ lâu đã có sức hút đối với bạn bè trong và ngoài nước. Nhận thức được vấn đề này, trên cơ sở căn cứ vào điều kiện tiềm năng, tài nguyên du lịch, trên cơ sở các hướng dẫn, chỉ đạo, thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM huyện Mai Châu đã ban hành NQ 03/NQ-HU ngày 31/5/2011 về việc phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, Mai Châu đã xây dựng đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM giai  đoạn 2011-2015. Huyện Mai Châu đặt mục tiêu  phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM tại xã Chiềng Châu và 18 xóm gồm trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Công ty Du lịch Thiên Minh cũng quy hoạch 6 xóm của xã Noong Luông vào dự án khu du lịch Sam Tạng. Trong đề án này, huyện Mai Châu đặt mục tiêu đến  năm 2015: số ngày lưu trú của khách trung bình từ 1 lên 2 ngày, phát triển cơ sở lưu trú cộng đồng từ 54 nhà lên 110 nhà; doanh thu từ 12 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách 15%/năm.

 

Xây dựng NTM tại xã Chiềng Châu và 18 xóm gồm trên địa bàn huyện. Ngoài ra, Công ty Du lịch Thiên Minh cũng quy hoạch 6 xóm của xã Noong Luông vào dự án khu du lịch Sam Tạng. Trong đề án này, huyện Mai Châu đặt mục tiêu đến  năm 2015: số ngày lưu trú của khách trung bình từ 1 lên 2 ngày, phát triển cơ sở lưu trú cộng đồng từ 54 nhà lên 110 nhà; doanh thu từ 12 tỷ đồng/năm, nộp ngân sách 15%/năm. Đề án xác định sản phẩm và phân vùng phát triển du lịch. Theo đó, du lịch văn hóa nhà sàn, ngành nghề truyền thống, ẩm thực, văn hóa dân gian tại xóm Lác (Chiềng Châu), Bước (Xăm Khòe), Vặn ( Piềng Vế), Xô (Nà Mèo), Cun (Cun Pheo). Du lịch sinh thái tại xóm Noong Luông (Noong Luông), Suối Lốn (Tân Mai), Bãi Sang (Phúc Sạn), Đậu (Tòng Đậu). Du lịch ngành nghề truyền thống tại các xóm Lác, Chiềng Châu (Chiềng Châu), Nhót (Nà Phòn), Cha Long (Tòng Đậu). Du lịch văn hóa lễ hội và di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh tại xã Chiềng Châu, Xăm Khòe. Du lịch gắn với các sự kiện VH-XH, TD-TT tại xóm Chiềng (Chiềng Châu), Chà Đáy (Pà Cò). Du lịch văn hóa dân gian xóm Chà Đáy, Xà Lĩnh (Pà Cò), xóm Hang Kia (Hang Kia). Trong đề án cũng xác định kế hoạch và nguồn lực đầu tư nâng cấp kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch, gắn với các tiêu chí về xây dựng NTM; đào tạo nhân lực; thông tin, quảng bá, xúc tiến đầu tư về du lịch.

 

Qua 3 năm, đề án đã đạt được những kết quả đáng kể: Đến năm 2013 đã có 77 nhà nghỉ cộng đồng, đạt 70% mục tiêu đề án. Lượng khách du lịch đến thăm quan từ 68.000 lượt khách (năm 2011) đã lên hơn 200.000 lượt vào (năm 2013). Doanh thu từ hoạt động du lịch năm 2011 đạt 9,8 tỷ đồng,  đạt 46 tỷ đồng vào năm 2013, gấp 3,8 lần so với mục tiêu đề án. Năm 2011, huyện Mai Châu có 1 làng du lịch tại bản Bước, Xăm Khòe thì đến năm 2013 đã có thêm  3 cơ sở du lịch đang được xây dựng là: Khu du lịch sinh thái Mặt trời, xã Chiềng Châu; khu du lịch sinh thái Mai Châu, xã Nà Phòn và khu du lịch xóm Cha Lang, xã Mai Hịch. Người dân các điểm, khu du lịch trên địa bàn đã xác định xây dựng NTM là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước và mang lại lợi ích thiết thực cho chính người dân, tích cực tham gia, góp phần hiện thực hóa mục tiêu của đề án xây dựng bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho chính người dân thông qua hoạt động du lịch.

 

Ông Vì Văn Mầng, Trưởng xóm Lác cho biết: Du lịch cộng đồng góp phần quan trọng xây dựng NTM. Xóm có 115 hộ dân, chủ yếu làm nông nghiệp và hoạt động du lịch dịch vụ, còn lưu giữ những nét độc độc đáo văn hóa người Thái Mai Châu, 100% là nhà sàn. Xóm có 40 hộ dân làm du lịch. Tình hình ANTT bảo đảm, không có hiện tượng chèo kéo khách, các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, nhiều sản phẩm du lịch cộng đồng tạo sức hút cho du khách, hàng năm đón 20.000 lượt khách du lịch trong nước và quốc tế, được bình chọn là 1/10 điểm du lịch thú vị trên thế giới.  Người dân có ý thức, tự giác tham gia xây dựng NTM gắn với phát triển du lịch. Trung bình mỗi hộ tự nguyện hiến từ 1 - 2 mét đất thổ cư, đóng góp công sức làm đường GTNT. Hiện nay, cơ bản đường giao thông trong xóm được cấp phối, ôtô có thể đi lại, cơ bản đáp ứng tiêu chí giao thông. Các gia đình ông Hà Công ếch, Hà Công Thìn, Hà Công Tỏa cũng tự nguyện hiến đất để làm NVH, tổng trị giá 200 triệu đồng (Nhà nước hỗ trợ 12 triệu đồng), người dân tự nguyên đóng góp thiết bị sinh hoạt đầy đủ cho NVH cộng đồng. Nhân dân duy trì được phong trào làm giao thông, thủy lợi, dọn dẹp vệ sinh đường làng, ngõ xóm.

 

Những vấn đề đặt ra

 

Theo Trưởng phòng VH-TT huyện Mai Châu Hà Thị Hòa: Dù đạt được những kết quả khả quan, khẳng định tính đúng đắn của chủ trương, chính sách phát triển du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM. Thế nhưng thực tế thực hiện đã phát sinh nhiều vấn đề khó khăn. Hoạt động du lịch vẫn mang tính tự phát, chưa có quy chế để quản lý để tạo nguồn thu cho ngân sách huyện. Nhận thức của một bộ phận người dân về phát triển du lịch cộng đồng chưa được quan tâm đúng mức. Tình trạng ô nhiễm môi trường chưa được giải quyết triệt để. Việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống chưa được quan tâm đúng mức. Các mục tiêu xây dựng NTM gắn với phát triển DLCĐ chưa thực hiện được nhiều. Giám đốc Trung tâm VHTT huyện Mai Châu Lò Văn Tuấn cho biết: Đối với Mai Châu khi thực hiện đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM, có 2 tiêu chí về văn hóa là cơ sở vật chất văn hóa và thiết chế văn hóa, đời sống văn hóa cơ sở cũng gặp không ít khó khăn. Do đặc thù của huyện Mai Châu, đất đai ít lại không bằng phẳng, nên việc có quỹ đất bảo đảm theo yêu cầu xây dựng NVH và khu vui chơi  gặp khó khăn. Ngay tới Bản Lác, điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng, việc thực hiện các tiêu chí NTM cũng còn gặp khó khăn. Trưởng xóm Lác Vì Văn Mầng đề cập: Xóm đã xây dựng được NVH nhưng nếu xét về tiêu chí NTM cũng chưa đạt về diện tích. Đối với khu vui chơi giải trí cũng nan giải, vấn đề VSMT còn bất cập, chưa tổ chức được việc thu gom rác thải sinh hoạt. Người dân mong Nhà nước sớm hỗ trợ quy hoạch, xây dựng  khu vui chơi giải trí theo tiêu chuẩn, làm con đường vào bản cho khang trang; cải thiện chỗ gom rác thải sinh hoạt, nước sạch còn thiếu.

 

Mấy năm nay, trên địa bàn huyện phát sinh những vấn đề phức tạp về tai - tệ nạn xã hội, nhất là ma túy, xuất hiện nhiều vấn đề trong thực hiên tiêu chí về ANTT. Tỷ lệ làng, xóm, bản, KDC đạt tiêu chuẩn văn hóa thấp so với tỉnh, huyện cần tập trung giải quyết vấn đề này, do đó có thể đạt tỷ lệ 50% (trong khi đó tỷ lệ cả tỉnh đạt khoảng 70- 80%). Các nguồn lực đầu tư cho du lịch cộng đồng gắn với xây dựng NTM rất hạn hẹp, công tác tập huấn, thăm quan, thông tin, quảng bá về du lịch chưa thực hiện được nhiều và ít hiệu quả.

 

Giải pháp phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM

 

Phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM là hướng đi đúng đắn và huyện Mai Châu, từng bước thực hiện mục tiêu tiêu đã xác định là khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế về tài nguyên du lịch góp phần tạo dựng bộ mặt NTM. Để phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM ở Mai Châu mang lại hiệu quả thiết thực, trên cơ sở tham khảo ý kiến các chuyên gia, nhà quản lý xin được đề xuất một số giải pháp chủ yếu sau:

 

- Việc rà soát rà soát, bổ sung quy hoạch chi tiết của huyện chi tiết định hướng phát triển du lịch đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2020, phù hợp với quy hoạch phát triển du lịch của tỉnh Hòa Bình, theo Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 22/1/2013 của Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 là rất cần thiết. Từ đó làm căn cứ để hoàn thiện bổ sung, thực hiện đề án phát triển DLCĐ gắn với xây dựng NTM phù hợp với điều kiện của huyện.

 

- Trên cơ sở quy hoạch du lịch đã được phê duyệt, sẽ huy động, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ NSNN của T.Ư, tỉnh, các nguồn vốn ODA, nguồn vốn của các tổ chức, DN tham gia đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng du lịch trên địa bàn huyện Mai Châu, tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân đủ năng lực tham gia đầu tư, khai thác tài nguyên, tiềm năng năng, xây dựng các sản phẩm du lịch đặc sắc và thân thiện. Đồng thời rà soát các tiêu chí xây dựng NTM gắn với phát triển DLCĐ, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để phấn đấu thực hiện các mục tiêu đã xác định trong đề án.

 

- Quan tâm hơn nữa tới công tác kiểm kê, kiểm soát, các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn, từ đó xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng những người làm công tác du lịch phục vụ phát triển du lịch bền vững.

 

- Việc khẩn trương làm các thủ tục, lập hồ sơ trình cấp có thẩm quyền công nhận điểm DLCĐ tại huyện Mai Châu rất quan trọng. Vì thực tế DLCĐ huyện Mai Châu phát triển hàng chục năm, tuy nhiên chưa được cộng nhận là điểm du lịch (khai sinh điểm du lịch). Đồng thời chú trọng công tác tuyên truyền, quáng bá, nâng cao ý thức trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, thực hiện văn minh trong du lịch, bảo đảm ANTT, xây dựng Mai Châu thành điểm đến an toàn và thân thiện, hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế.

 

                                                       

                                                                          Lê Chung

 

 

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục