Xã Hoà Bình chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá. Ảnh: Xóm Máy 3 phát triển cây bí đao trên đất ruộng 1 vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa.

Xã Hoà Bình chỉ đạo nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng hàng hoá. Ảnh: Xóm Máy 3 phát triển cây bí đao trên đất ruộng 1 vụ đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với trồng lúa.

(HBĐT) - Xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) có xuất phát điểm thấp về phát triển KT-XH. Khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã chỉ có 4 tiêu chí đạt về điện, ANTT, chính quyền cơ sở vững mạnh và tỷ lệ hộ nghèo. Sau 3 năm thực hiện xây dựng NTM (2011-2013), xã mới đạt được 9 tiêu chí, là xã đạt số tiêu chí thấp nhất tại TP Hòa Bình. Trong năm 2014, xã phấn đấu đạt thêm 2 tiêu chí về giao thông và trường học, tuy nhiên, việc hoàn thành hai tiêu chí này gần như phụ thuộc hoàn toàn vào vốn và sự hỗ trợ của Nhà nước.

 

Lý giải về sự bị động này, ông Lê Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Tuy là xã thuộc thành phố nhưng Hòa Bình rất khó khăn do địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc đứng, đất đai không màu mỡ, dân cư thưa thớt, phân tán. Trên 76% dân số sống nhờ sản xuất nông nghiệp. Xác định nông - lâm nghiệp là chủ đạo, tuy nhiên xã chưa phát triển được cây trồng, vật nuôi thế mạnh mang tính chất hàng hóa, tất cả mới dừng lại ở sản xuất nhỏ, lẻ. Về trồng rừng cũng gặp nhiều khó khăn do đất đồi dốc, khó canh tác, hiện tại chỉ phát triển cây keo, bương, tre, luồng và thu nhập bình quân ở mức 15-20 triệu đồng/ha/năm.

 

Về hai tiêu chí phấn đấu hoàn thành trong năm nay, ông Hưng cho biết, đường giao thông đang được Nhà nước đầu tư tại 3 trục đường chính là đường 433, đường vào xóm Cang, tuyến đường Đông Lạnh. Xã đã có 1 trường tiểu học đạt chuẩn, trong năm nay và năm sau sẽ cố gắng thêm 2 trường đạt chuẩn.

 

Trong 10 tiêu chí chưa đạt rất nhiều tiêu chí là thách thức lớn đối với xã Hòa Bình. Theo kế hoạch và dự toán, để phấn đấu cán đích xây dựng NTM vào năm 2020, xã cần nguồn vốn trên 200 tỷ đồng, trong đó, việc huy động nội lực từ nhân dân là rất khó, sự hỗ trợ từ doanh nghiệp gần như bằng không. Trong đó, tiêu chí về y tế khó đạt được vì Trạm Y tế của xã đã xuống cấp, hoạt động rất khó khăn, xã đã lập quy hoạch xây mới trạm y tế, di chuyển về gần UBND xã. Hay tiêu chí về môi trường, do dân cư không tập trung, giao thông chưa thuận lợi nên việc thu gom và xử lý rác thải chưa thực hiện được. Trước mắt, chính quyền xã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tự thu gom và xử lý rác thải tại nhà, gìn giữ vệ sinh môi trường.

 

Khó khăn lớn nhất trong xây dựng NTM của xã là thực hiện tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất. Hiện nay HTX nông nghiệp kiểu cũ của xã đã giải thể, sản xuất tại địa bàn chủ yếu là kinh tế hộ sản xuất nhỏ, lẻ. Xã đã có hệ thống kênh mương hoàn chỉnh, tuy nhiên không có hồ chứa nước, do đó vấn đề tưới tiêu cho nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên. Trước hiện trạng trên, xã đã có hướng chuyển đổi một phần diện tích trồng lúa kém hiệu quả sang trồng bí đao, hiện tại, đã  trồng được 3,5 ha tại xóm Máy 3. Qua khảo sát nhận thấy, trồng bí cho hiệu quả kinh tế gấp từ 2 - 3,5 lần so với trồng lúa. Tuy nhiên, vụ đông - xuân năm nay xuống giống 2 lần cây đều bị chết do thiếu nước. Những vụ trước thời tiết thuận lợi thì rơi vào tình trạng được mùa, mất giá, được giá, mất mùa.

 

Quyết tâm tìm lời giải cho bài toán phát triển kinh tế, mấy năm gần đây, nhân dân đã chủ động tìm tòi và đưa vào sản xuất một số giống cây màu, cây ăn quả có hiệu quả kinh tế. Dưới ruộng cạn trồng bí đao, đất đồi và vườn tạp được phát quang để trồng thanh long, trồng bương, luồng lấy củ. Hiện nay, đời sống nhân dân có phần cải thiện, thu nhập bình quân đạt 18,2 triệu đồng/người/ năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6%; ANCT - TTATXH trên địa bàn xã luôn được giữ vững.

 

Nhằm bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế, xã có hướng phát triển cây lâm nghiệp bền vững, giữ đất, giữ rừng và các loại cây khai thác lá, quả. Năm 2013, được sự hỗ trợ từ dự án phát triển nông thôn miền núi của Bộ Khoa học và Công nghệ, xã đã ươm 23.000 cây rau sắng tại xóm Máy 2. Tới nay đã trồng được 2 ha tại xóm Thăng, giá trị đầu tư của dự án trên 1,5 tỉ đồng.

 

Có được tiền đề và bước đệm vững, chắc chắn người dân sẽ tích cực, chủ động sản xuất, nâng cao đời sống, từng bước thay đổi diện mạo NTM.

 

 

                                                                               Lê Thùy

                                                                            (Sở TT&TT)

 

Các tin khác


Giá xăng tăng hơn 400 đồng/lít

Liên bộ Công Thương - Tài chính vừa điều chỉnh giá xăng dầu từ 15h chiều nay 17/4.

Kiểm tra tiến độ xây dựng nông thôn mới tại huyện Kim Bôi

Ngày 17/4, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn huyện Kim Bôi. 

UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục