(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Yên Thủy hiện có 7 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, khai thác mỏ và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra còn có 504 hộ cá thể hoạt động ngành nghề TTCN. Giá trị sản xuất CN-TTCN 4 tháng đầu năm toàn huyện đạt 230 tỷ đồng, tăng 162,7% so với cùng kỳ năm 2013.

 

Thực hiện Nghị quyết của BTV Huyện ủy về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, huyện Yên Thủy có nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư sản xuất, kinh doanh. Tập trung chuyển dịch cơ cấu lao động, giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp, tăng tỷ trọng lao động công nghiệp, từng bước hoàn thiện các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, gắn phát triển CN-TTCN, dịch vụ - thương mại với quy hoạch xây dựng NTM. Hiện nay, huyện đang tập trung đầu tư phát triển một số ngành nghề mũi nhọn được coi là tiền đề, tạo bước đột phá như: khai thác khoáng sản, chế biến lâm nghiệp; sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất giày da. Trong đó, nhiều doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, đóng góp nguồn ngân sách cho huyện. Chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm, Công ty TNHH MDF VINAFOR- Tân An Hòa Bình đóng trên địa bàn huyện Yên Thủy chuyên sản xuất ván MDF theo công nghệ châu âu đạt doanh thu 34 tỷ đồng, tạo việc làm thường xuyên cho hơn 150 lao động, với thu nhập bình quân 4,1 triệu đồng/người/tháng. Bên cạnh đảm bảo điều kiện làm việc tốt như: đủ thiết bị phương tiện thay thế lao động nặng nhọc, việc cấp phát bảo hộ lao động, đảm bảo vệ sinh an toàn lao động đầy đủ, Công ty còn luôn chấp hành nghiêm chỉnh bảo hiểm bắt buộc cho người lao động, không nợ bảo hiểm. Người lao động chuyển công tác  hay nghỉ việc đều được giải quyết chế độ bảo hiểm nhanh chóng, kịp thời.    

 

Công ty TNHH một thành viên Yên Thủy, chuyên sản xuất mũ giày, một công đoạn trong sản xuất giày xuất khẩu. Với 80 công nhân, người lao động, 4 tháng đầu năm, Công ty đã xuất được 60.000 đôi giày đi các thị trường: Anh, Pháp, Nhật. ông Hà Văn Long, quản lý - Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH MTV Yên Thủy cho biết: Nhận thức đúng đắn về vai trò của người lao động đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, lãnh đạo Công ty TNHH MTV Yên Thủy thường xuyên quan tâm, cải thiện điều kiện làm việc, đảm bảo cho công nhân có việc làm ổn định, phối hợp với BCH công đoàn cơ sở động viên người lao động khắc phục khó khăn, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, làm việc với năng suất, chất lượng, hiệu quả, hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra. Đến nay, thu nhập bình quân 2,8 triệu đồng/người/ tháng. Nhờ được đảm bảo về đời sống vật chất, tinh thần nên người lao động ngày càng gắn bó hơn với doanh nghiệp.

 

Nắm bắt tình hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp, huyện đã kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp; có cơ chế, chính sách ưu đãi cho các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh như hỗ trợ vốn từ nguồn kinh phí khuyến công, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Rà soát các dự án đầu tư chậm tiến độ để tham mưu cho các cấp chính quyền có giải pháp thúc đẩy các doanh nghiệp đi vào hoạt động có hiệu quả; thu hồi giấy phép đầu tư đối với các dự án hoạt động không hiệu quả; tạo môi trường đầu tư về cơ chế, chính sách nhằm thu hút các nhà đầu tư tham gia vào lĩnh vực sản xuất CN-TTCN. Đây sẽ là những nền tảng cơ bản cho sự phát triển của huyện Yên Thủy trong tương lai.

 

                                                                       

 

                                                                          Hồng Ngọc

 

Các tin khác


Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Hiệu quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở xã Mai Hạ

Khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, thời gian qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) khuyến khích nhân dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, từ cây lương thực kém hiệu quả, vùng canh tác không chủ động nước tưới sang trồng các loại cây chịu hạn, cây có hiệu quả kinh tế cao nhằm nâng cao giá trị sử dụng đất.

Quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 5,5% so với cùng kỳ

Trong quý I/2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của tỉnh ước tăng 5,5% so với cùng kỳ năm trước.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục