Bà con xóm Bái, xã Ngọc Sơn dần chuyển dịch những cây trồng năng xuất thấp sang trồng cây cà phê.

Bà con xóm Bái, xã Ngọc Sơn dần chuyển dịch những cây trồng năng xuất thấp sang trồng cây cà phê.

(HBĐT) - Những năm qua, kinh tế của huyện Lạc Sơn chủ yếu dựa vào nông nghiệp. Trong khi đó, ngành nông nghiệp bao gồm cả chăn nuôi và trồng trọt của huyện nhỏ lẻ, mang tính tự cung, tự cấp là chính. Chưa có cây, con chủ lực. Vậy huyện Lạc Sơn phải làm gì để trở thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung theo Nghị quyết HĐND huyện đề ra?

 

Lạc Sơn là huyện thuần nông giàu tiềm năng đất đai có độ màu mỡ cao, thuận lợi cho phát triển trồng lúa, ngô và các loại cây công nghiệp. Địa hình miền núi, tạo điều kiện cho huyện có thể phát triển mạnh ngành chăn nuôi đa dạng. Thêm vào đó, huyện còn có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, có khả năng phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông - lâm sản. Đến nay có 80% lao động sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, chiếm trên 50% giá trị sản xuất của cả huyện. Tuy là huyện có sản lượng lương thực cao nhất tỉnh nhưng vẫn chưa có cây, con chiến lược thúc đẩy kinh tế của huyện. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và chuyển dịch cơ cấu kinh tế những năm qua của huyện còn chậm. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là độc canh cây lúa, ngô và các cây công nghiệp ngắn ngày, cây công nghiệp lâu năm như cây cà phê đang triển khai thực hiện, cây ăn quả phát triển chậm, chủ yếu là các cây trồng như: Nhãn, vải mơ, hồng chuối, mít… hiệu quả kinh tế chưa cao. Ngành chăn nuôi mang tính chất nhỏ lẻ theo từng hộ gia đình chưa trở thành hàng hóa chất lượng cao, chủ yếu mang tính tự cung, tự cấp. Đặc biệt phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại còn ít chưa tương xứng thế mạnh của huyện.

 

Đồng chí Bùi Văn Khánh- Trưởng phòng NN&PTNT huyện Lạc Sơn cho biết:  Trong hai năm trở lại đây, thực hiện đề án quy hoạch chi tiết chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi huyện giai đoạn 2012-2015 và định hướng đến năm 2020 các cấp ngành đã tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về cơ chế, chính sách trong phát triển nông nghiệp, nông thôn, vận động nhân dân dồn điền - đổi thửa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, phát triển trồng các loại cây đặc sản, có giá trị kinh tế cao. Xây dựng kết hoạch tập huấn cho cán bộ xã để hiểu và thực hiện đề án. Tổ chức tập huấn chuyển giao quy trình kỹ thuật sản xuất nông nghiệp. Mỗi vùng chọn một hình thức phù hợp xây dựng một mô hình điểm để đầu tư. Huy động nguồn lực từ các doanh nghiệp, nguồn hỗ trợ chương trình mục tiêu Nhà nước, vốn vay ưu đãi để phát triển sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, khuyến khích hộ gia đình thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng… Đến nay, những mục tiêu cơ bản của đề án đang được triển khai như diện tích cây lúa cả năm giảm xuống còn 8.500 ha, năng suất bình quân đạt 55 tạ/ha, ổn định diện tích trồng ngô cả năm là 4.500 ha, năng suất bình quân 40 tạ/ha. Đồng thời xây dựng vùng sản xuất lúa cao sản, đặc sản 2.000 ha tại các xã vùng Cộng Hòa. Triển khai thực hiện mô hình trồng hoa, cây cảnh và cây ăn quả tại xóm Nghĩa, thị trấn Vụ Bản và các xã có điều kiện. Duy trì, ổn định cây mía với diện tích 650-800 ha, 2.500-3.000 ha sắn, trồng luân canh, xen canh cây hành chăm, mướp đắng, dưa hấu, bí xanh, củ đậu… Theo quy hoạch của huyện đến năm 2020 trồng từ 1.850-2.000 ha cây cà phê và 600 ha cam. Hiện nay, trên địa bàn toàn huyện đã trồng được 33 ha cam các loại. Cây trồng phù hợp với đất nên phát triển tốt. Về chăn nuôi, tập trung phát triển ngành chăn nuôi đại gia súc, phấn đấu đến năm 2015, đạt trên 2.000 con bò sử dụng giống lai chất lượng cao, phát triển theo hướng tập trung, bán công nghiệp, chăn nuôi theo phương thức nhốt chuồng kết hợp với trồng cỏ làm thức ăn tăng nhanh và duy trì ổn định số lượng tổng đàn.

 

Với những bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng như hiện nay thì ngành nông nghiệp của huyện phát triển bền vững chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng giá trị trên một diện tích canh tác, tăng thu nhập cho người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

 

 

 

                                                                              Việt Lâm

 

 

 

Các tin khác


Thúc đẩy phát triển, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể

Kinh tế hợp tác không chỉ giúp ổn định và phát triển sản xuất, kinh doanh mà còn tạo việc làm, tăng thu nhập, hỗ trợ xóa đói, giảm nghèo, ổn định đời sống của thành viên. Thời gian qua, xác định vai trò và tầm quan trọng của phát triển kinh tế tập thể (KTTT), trên cơ sở các quy định của Trung ương, tỉnh Hòa Bình đã kịp thời ban hành các chính sách hỗ trợ, tạo động lực thúc đẩy KTTT phát triển. Qua đó đóng góp quan trọng vào phát triển KT-XH của địa phương.

Hiệu quả từ trồng dưa - theo tiêu chuẩn VietGAP ở xã Mai Hạ

Những năm qua, xã Mai Hạ (Mai Châu) nỗ lực thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để nâng cao hiệu quả sản xuất, cải thiện cuộc sống, thu nhập cho người dân. Trong đó phải nói đến trồng dưa hấu theo tiêu chuẩn VietGAP đã giúp người dân địa phương bước vươn lên thoát nghèo.

Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương ký kết giao ước thi đua năm 2024

Sáng 12/4, Khối thi đua doanh nghiệp ngân hàng - bảo hiểm Trung ương tổ chức hội nghị ký kết giao ước thi đua năm 2024. 

Tháo gỡ đầu ra cho cây gai xanh

Chậm thu mua, chậm thanh toán … ! Đó là thực trạng chung đối với các hộ liên kết trồng cây gai xanh trên địa bàn tỉnh. Nguyên nhân do kinh tế suy thoái nên các doanh nghiệp khó khăn trong việc thu mua, "đầu ra” không ổn định. Từ thực tế đó, người dân mong muốn chính quyền địa phương và các sở, ngành chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thực hiện nhiều giải pháp nhằm tháo gỡ những khó khăn về đầu ra cho cây gai xanh. Qua đó đảm bảo nguồn cung, cầu ổn định, tạo điều kiện cho các hộ trồng gai xanh yên tâm phát triển và nâng cao giá trị cây trồng.

Bền bỉ vượt khó cùng vốn ưu đãi

Với sự đồng hành và hỗ trợ đa chiều của vốn tín dụng chính sách (TDCS) đã viết nên nhiều câu chuyện về hành trình vượt lên nghèo, đói của không ít hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh.

Huyện Lạc Sơn có trên 5.200 cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề nông thôn

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn về phát triển ngành nghề nông thôn, hiện nay toàn huyện có 5.267 cơ sở sản xuất, kinh doanh lĩnh vực ngành nghề nông thôn, thu hút trên 8.500 lao động thường xuyên. Một số nghề phát triển như: sản xuất vật liệu xây dựng, dệt may, cơ khí nhỏ, dịch vụ vận tải hàng hóa, chế biến lâm sản, các nghề dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và đời sống người dân nông thôn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục