Ông Toàn bên vườn bưởi Diễn 2 năm tuổi.

Ông Toàn bên vườn bưởi Diễn 2 năm tuổi.

(HBĐT) - Bao đời nay bà con người Dao ở xóm Cha, xã Toàn Sơn (Đà Bắc) trồng ngô, sắn, bí. Nhà nào đất rừng rộng thì trồng keo. Nhưng với ông Đặng Văn Toàn, lại có cách nghĩ, cách làm khác là phát triển trồng cây ăn quả.

 

Năm 1990, rời quân ngũ, ông Toàn mua một ba lô cam. Không chỉ mang về làm quà, ông lấy hạt ươm giống trồng. ông kỳ công ươm từng hạt cam Bố Hạ với hy vọng sẽ phát triển thành cây. Biết việc ông làm, bà con nơi đây cười chê và bảo, bao đời nay người Dao, người Mường tra hạt ngô, hạt thóc trên nương vẫn no đủ, làm việc đó khác gì “húc đầu vào đá”, cơm ăn còn chưa đủ, ai nghĩ đến việc mua cam. Mọi người nói và khuyên răn nhưng ông vẫn làm. Những hạt cam do ông dày công gieo ươm đã bắt đầu nảy mầm. ông phát hoang cả quả đồi sau nhà, bỏ phân chuồng để trồng được gần 300 cây cam. Ngoài chăm sóc cây ngô, lúa trên nương, ông dành thời gian để chăm sóc cam. Sau 7 năm chăm sóc, cây cho quả rất sai nhưng khi thu hoạch, quả khô, ông chỉ bán được vài thúng.

 

Năm sau trời hạn hán, thiếu nước tưới, vườn cam hẽo rũ rồi bị chết khô. Đứng bên vườn cam héo úa, ông Toàn ứa lệ. Buồn hơn là mọi người càng được phen dè bỉu cách làm của ông. Từ cây cam, ông rút ra được bài học quý báu và không nản chí, tự động viên mình “thua keo này, ta bày keo khác”.

 

Vụ cam đầu tiên thất bại, thấy nhiều nơi trong tỉnh đưa cây bưởi Diễn về trồng, ông quyết tâm làm lại lần nữa. Lần này, ông trồng thử nghiệm 70 cây trong vườn nhà cho tiện nước tưới chứ không mở rộng như lần trồng cam trước đây. Ngày ngày ông chăm bẵm từng cây bưởi như những đứa con của mình. Sẵn nguồn phân trâu, bò, ông ủ vôi bột, cho phân tơi thành đất rồi mới bón cho bưởi. ông Toàn tâm sự: “Bà con nơi đây có thói quen trồng cây để mặc trời như cây ngô, lúa ở trên nương cứ thả chúng ở đó. Đợi mưa xuống là nảy mầm. Được thu hoạch hay không là phụ thuộc vào trời”. Ông đào giếng lấy nước ngầm, chủ động tưới tiêu cho bưởi. Để có thêm kiến thức chăm sóc cây, ông lên Cao Phong tìm vào những hộ đã trồng cam, trồng bưởi thành công để học hỏi.

 

Năm thứ 3, bưởi Diễn bói quả. Nhờ được chăm sóc chu đáo nên quả bưởi nào cũng to, cuối năm ăn thử rất ngon và không bị khô. Điều đó là động lực để ông tiếp tục chăm sóc, có cây, ông thu được 200 quả. Sau khi thu hoạch được năm đầu, ông tiếp tục mở rộng diện tích được gần 300 cây. Đến nay, cây được 2 năm tuổi. Dự kiến sang năm bắt đầu cho bói. Thăm vườn bưởi Diễn sai trĩu quả của ông Toàn, chúng tôi càng cảm phục ý chí dám nghĩ, dám làm của ông. Năm ngoái, vườn bưởi 70 cây của ông thu được gần 100 triệu đồng. Dự kiến, năm nay sẽ cho thu nhập cao hơn. Với mức thu nhập gấp từ 4-5 lần trồng ngô. Từ cách làm của ông, đến nay đã có 9 hộ gia đình làm theo. Ngoài bán giống, ông còn đến nhà tư vấn cách chăm sóc cho bà con. ông tâm sự: Đất đai ở đây rộng, nếu như bà con dám thay đổi nếp nghĩ, cách làm sẽ thoát được nghèo.

 

 

                                                                                      Việt Lâm

 

 

 

 

 

Các tin khác


UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và AFD tại Việt Nam

Ngày 17/4, UBND tỉnh làm việc với phái đoàn Nghị sĩ Pháp và đại diện Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tại Việt Nam. Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Bùi Văn Khánh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; đại diện lãnh đạo một số ban, sở, ngành.

Chủ động phòng chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu

Để chủ động phòng chống thiên tai trong mùa mưa bão năm 2024, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người, tài sản, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự tỉnh đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên, đảm bảo tính thống nhất, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong công tác phòng, tránh và kịp thời ứng phó, xử lý các tình huống khi thiên tai xảy ra.

Kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp 

Chiều 16/4, Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh phối hợp tổ chức Hội nghị kết nối giữa Agribank chi nhánh tỉnh Hòa Bình và doanh nghiệp tỉnh. Đại diện lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, Agribank chi nhánh tỉnh và Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chủ trì hội nghị.

Thúc đẩy tạo sinh kế cho nông dân dưới tán rừng

Sau một thời gian triển khai, Chương trình hỗ trợ rừng và trang trại giai đoạn II (Chương trình FFF II) do Tổ chức Nông nghiệp và lương thực Liên hợp quốc (FAO) tài trợ tiếp tục phát huy hiệu quả. Các mô hình phát triển rừng gỗ lớn, trồng cây nông nghiệp hữu cơ, nông lâm kết hợp được nhân rộng. Đặc biệt, nhiều nông dân đã thay đổi tư duy, biết tận dụng đất rừng vốn có để nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích.

Huyện Lạc Thủy: Siết chặt quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Những năm qua, UBND huyện Lạc Thủy thực hiện tốt các nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh trên cơ sở chấp hành đúng, đầy đủ quy định pháp luật, góp phần vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục