Gần 6 năm qua, Dự án Công viên điều dưỡng và Trung tâm đào tạo kỹ thuật điều dưỡng Việt Nguyên, do Công ty CP Hợp Đức tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) gần như “án binh bất động”.

Gần 6 năm qua, Dự án Công viên điều dưỡng và Trung tâm đào tạo kỹ thuật điều dưỡng Việt Nguyên, do Công ty CP Hợp Đức tại xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) gần như “án binh bất động”.

(HBĐT) - Với lợi thế là cửa ngõ của Thủ đô Hà Nội, những năm qua, tỉnh ta đã có nhiều giải pháp và chính sách ưu đãi để thu hút các nhà đầu tư nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển theo hướng công nghiệp. Đến nay, toàn tỉnh có tổng số 393 dự án, trong đó, 29 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 442 triệu USD và 364 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư đăng ký 54.836 tỷ đồng.

 

Trong thực tế, ngoài những dự án đầu tư đã và đang hoạt động SX-KD hiệu quả cũng có không ít dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư (CNĐT) nhưng bỏ hoặc triển khai chậm tiến độ. Nhiều dự án, Sở KH&ĐT đã liên lạc để nắm tình hình triển khai và tìm hiểu những khó khăn, vướng mắc nhưng chủ đầu tư lại không có báo cáo hoặc không liên lạc được. Thực trạng đó không chỉ làm ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển của tỉnh mà còn tác động không nhỏ đến tâm tư và đời sống của người dân vùng nông thôn. Đáng lưu ý là tình trạng đó diễn ra ở hầu hết các huyện, thành phố trong tỉnh.

 

Được xác định là vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh, Lương Sơn là huyện có số nhà đầu tư, doanh nghiệp vào thuê đất thực hiện dự án bất động sản, khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng khá nhiều. Tuy nhiên, hiện có nhiều dự án trong tình trạng bỏ dự án hoặc triển khai ì ạch nhằm giữ đất. Điển hình như dự án khu nghỉ ngơi vui chơi giải trí thung lũng Nữ Hoàng (trước là dự án đầu tư khu du lịch làng văn hóa các dân tộc tỉnh) tại xã Lâm Sơn. Dự án được UBND tỉnh cho phép thực hiện vào cuối tháng 11/2003, do Công ty CP Đầu tư và Du lịch Bạch Đằng làm chủ đầu tư  với thời gian hoạt động 50 năm, diện tích 141 ha. Dự án có mục tiêu chính thuộc lĩnh vực văn hóa xã hội nên khả năng thu hồi vốn chậm. Do vậy, xét đề nghị của nhà đầu tư, UBND tỉnh đã cho điều chỉnh tên và phê duyệt quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 dự án thành dự án khu nghỉ ngơi, vui chơi giải trí thung lũng Nữ Hoàng, chủ đầu tư là Công ty cổ phần Du lịch thung lũng Nữ Hoàng. Đến nay, dự án đã đầu tư khoảng 86 tỷ đồng để đền bù, hỗ trợ, nộp tiền sử dụng đất, xây dựng hạ tầng khu tái định cư. Ngoài ra còn xây dựng 8 nhà sàn, 26 biệt thự nghỉ dưỡng, hạ tầng giao thông, điện nước... Nhưng đến nay đang để hoang, cửa đóng kín. Ngoài ra, tại xã Tân Vinh còn có 4 dự án đầu tư đang chậm tiến độ như: dự án đầu tư xây dựng Làng sinh thái Việt Xanh do Công ty CP đầu tư bất động sản Việt Xanh làm chủ đầu tư cấp I, diện tích 49,9 ha, vốn đầu tư đăng ký gần 500 tỷ đồng. Mặc dù được cấp Giấy CNĐT từ tháng 7/2011 nhưng hiện dự án này chưa hoạt động. Bên cạnh đó còn các dự án như dự án xây dựng Khu đô thị sinh thái của Công ty cổ phần Tài Nguyên làm chủ đầu tư, diện tích 97,91 ha; dự án khu nghỉ dưỡng sinh thái của Công ty cổ phần quốc tế Mỹ Đình tại xóm Cời cũng đang chậm tiến độ triển khai. Theo đó, hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng hơn 10 dự án đầu tư trong lĩnh vực bất động sản, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng chậm tiến độ hoặc bỏ dự án.

 

Từ năm 2004 - 2009, xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) có 3 dự án được phép thực hiện trên địa bàn với diện tích đất 295,2 ha. Tuy nhiên, cả 3 dự án đều hoạt động cầm chừng, kém hiệu quả hoặc đầu tư dở dang. Đặc biệt, dự án Công viên điều dưỡng và Trung tâm đào tạo kỹ thuật điều dưỡng Việt Nguyên, do Công ty CP Hợp Đức làm chủ đầu tư, diện tích đất 30,2 ha, thực hiện từ tháng 10/2008. Gần 6 năm qua, ngoài công bố quy hoạch chi tiết 1/500, san ủi một phần mặt bằng và ranh giới với đất đai của dân cư liền kề còn lại là giậm chân tại chỗ. Đến cả văn phòng Công ty cũng phải thuê nhà dân với giá 1 triệu đồng/tháng nhưng từ tháng 8/2012 đến nay chưa thanh toán. Tệ hại hơn, sau khi dự án san ủi mặt bằng và đường ranh giới đã xảy ra tình trạng sạt lở làm ảnh hưởng đến ruộng vườn và công trình thủy lợi của nhiều hộ dân. Tháng 6/2013, chính quyền xóm, các hộ bị ảnh hưởng và Công ty CP Hợp Đức họp bàn thống nhất biện pháp giải quyết những tồn tại, vướng mắc và ảnh hưởng trong quá trình triển khai dự án. Tuy nhiên đã hơn 1 năm trôi qua, mọi cam kết của nhà đầu tư vẫn chỉ tồn tại trên biên bản, khiến người dân hết sức bức xúc.

     

Thực tế cho thấy, khi xin chủ trương đầu tư hầu như chủ đầu tư nào cũng thể hiện hoành tráng từ công bố quy hoạch chi tiết đến khai trương, khởi công. Cấp ủy, chính quyền và người dân sở tại tràn đầy hy vọng các dự án đi vào hoạt động sẽ giải quyết việc làm cho một bộ phận dân cư và góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển. Tuy nhiên, trong khi người dân thiếu đất sản xuất, không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh, các dự án khi bắt tay vào triển khai thì không ít dự án lại ì ạch hoặc bỏ dở.

 

Theo lãnh đạo Sở KH & ĐT, nguyên nhân các dự án chậm tiến độ, bỏ hoang là năng lực tài chính của các chủ đầu tư nói chung còn rất yếu lại bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế. Đến nay, Sở KH&ĐT đã đề nghị thu hồi giấy CNĐT của 11 dự án, trong đó, chấm dứt thực hiện 3 dự án, diện tích 142,9ha đất. Đặc biệt, để xử lý tình trạng này, vừa qua Chủ tịch UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở KH&ĐT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố nghiên cứu báo cáo của chủ đầu tư các dự án và biểu tổng hợp tình hình thực hiện dự án để tổ chức rà soát, kiểm tra. Từ đó đề xuất chấm dứt hoạt động, thu hồi giấy CNĐT các dự án chậm tiến độ hoặc không triển khai thực hiện. Đồng thời, đề xuất chấm dứt chủ trương các dự án đã quá thời hạn phải hoàn thành thủ tục đăng ký đầu tư...Hy vọng với sự vào cuộc đồng bộ, quyết liệt của các cấp, ngành sẽ sớm giảm thiểu những hệ lụy từ những dự án treo tới mục tiêu phát triển KT-XH và đời sống của nhân dân trên địa bàn.

 

 

                                                                            Đức Phượng

 

 

 

Các tin khác


Thành phố Hòa Bình tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ giải ngân

Là trung tâm kinh tế - xã hội của tỉnh, nhu cầu về nguồn lực đầu tư kết cấu hạ tầng lớn, với nhiều dự án, công trình trọng điểm được triển khai, thời gian qua, Thành ủy, UBND thành phố Hòa Bình đã tập trung chỉ đạo các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục