Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa tại công trình hồ Vốc (xóm Vốc, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn) do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý.

Đoàn công tác của Sở NN&PTNT kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn hồ chứa tại công trình hồ Vốc (xóm Vốc, xã Xuất Hóa, huyện Lạc Sơn) do Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi quản lý.

(HBĐT) - Hiện nay đã bước vào cao điểm mùa mưa bão năm 2014. Một trong những vấn đề cấp thiết đặt ra đối với công tác phòng, chống lũ, bão là phải đảm bảo an toàn cho hệ thống hồ chứa thủy lợi – vốn đã được xác định là những điểm xung yếu cần chú trọng bảo vệ để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại do mưa, bão, lũ gây ra.

 

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, trong thời gian từ nay đến cuối năm, hoạt động của bão và áp thấp nhiệt đới tiềm ẩn những yếu tố bất thường, cần đề phòng những cơn bão mạnh, có hướng di chuyển phức tạp và ảnh hưởng dồn dập trong thời gian ngắn. Bước vào cao điểm mùa mưa bão, các tỉnh miền núi phía Bắc, trong đó có tỉnh ta thường xuyên xuất hiện các trận mưa lớn kéo dài 2-3 ngày. Vì vậy, các địa phương tuyệt đối không được chủ quan, lơ là công tác PCLB&TKCN. Cần sẵn sàng triển khai các phương án đã chuẩn bị để kịp thời ứng phó với các tình huống phức tạp trong cao điểm mùa mưa bão, đặc biệt đề phòng lũ quét và sạt lở đất.

 

Được biết, bước vào mùa mưa bão năm nay, các địa phương trong tỉnh đã chủ động rà soát, kiểm tra, đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống công trình thủy lợi trên địa bàn, trong đó, chú trọng điểm xung yếu nhất là hệ thống công trình hồ chứa. Hiện, toàn tỉnh có 514 hồ chứa thuỷ lợi gồm 33 hồ lớn (đập có chiều cao từ 15 m trở lên hoặc dung tích hồ chứa từ 3 triệu m3 trở lên), 481 hồ vừa và nhỏ. Kết quả kiểm tra, đánh giá công trình cho thấy, trong số 33 hồ, đập lớn có 25 công trình đã được sửa chữa nâng cấp đảm bảo năng lực chống lũ theo TCVN 285-2002 và đảm bảo an toàn, không xuất hiện những hư hỏng ở thân đập. Còn lại phần lớn công trình được xây dựng những năm 1960 – 1990, qua quá trình vận hành, khai thác, nhiều công trình xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng đã được đầu tư nâng cấp, sửa chữa đảm bảo an toàn và năng lực phòng - chống lũ. Tuy nhiên, theo Sở NN&PTNT, hiện có khoảng 190 công trình hồ chứa đang có sự cố cần được nâng cấp, sửa chữa gồm 165 hồ chứa có dung tích dưới 0,5 triệu m3, 17 hồ chứa có dung tích từ 0,5-1 triệu m3 và 8 hồ chứa có dung tích trên 1 triệu m3. Hệ thống này đang tiềm ẩn sự cố ở các hạng mục đầu mối như đập đất bị thẩm lậu, sạt trượt mái hạ lưu và thượng lưu đập, mòn mái, cống bị thấm hai bên mang, cửa cống không kín nước, hồ không có hoặc hỏng van điều tiết, tràn xả lũ là tràn đất bị xói lở và thu hẹp…

 

Thêm vào đó, về thực trạng quan trắc đập, qua kiểm tra cơ quan quản lý chuyên ngành cho biết, toàn tỉnh chưa có hồ, đập thủy lợi nào được lắp đặt các thiết bị theo dõi quan trắc thấm qua thân đập và chuyển vị của đập. Việc quan trắc mực nước hồ chứa hàng ngày, theo dõi các diễn biến về thấm, rò rỉ nước trong thân đập chủ yếu bằng mắt thường, các chủ đập thực hiện quan trắc bằng trực quan, ghi chép và lưu trữ các thông số quan trắc được tại công trình. Chính vì đánh giá hiện trạng dựa vào quan sát trực quan (trong khi phần lớn thông số kỹ thuật của các công trình thủy lợi hiện không đầy đủ do được xây dựng từ những năm 1960-1990) nên tại hệ thống công trình này có những ẩn họa không lường hết được, nhất là đặt trong diễn biến phức tạp của cao điểm mùa mưa bão.

Đồng chí Quách Tự Hải, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT trao đổi: Để đảm bảo an toàn cho hệ thống công trình hồ chứa trên địa bàn, việc quan trọng cần làm là xây dựng phương án đảm bảo an toàn đập và phòng - chống lũ lụt cho vùng hạ du. Tại tỉnh ta, do số lượng hồ chứa trên địa bàn rất nhiều nên Sở NN&PTNT đã tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2568 ngày 28/10/2013 về danh mục các hồ chứa phải lập phương án đảm bảo an toàn đập và đảm bảo an toàn vùng hạ du đập. Đến nay, các chủ đập đã xây dựng xong phương án cho 114 công trình, Sở NN&PTNT đang thẩm định phương án để trình UBND tỉnh phê duyệt. Mặt khác, để hạn chế thấp nhất mức độ thiệt hại gây ra do sự cố về đập và hồ chứa, đề nghị các địa phương và chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn đập và hồ chứa, chủ động vận hành xả lũ cho các hồ chứa để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho công trình, đồng thời chuẩn bị sẵn sàng nhân lực, phương tiện, vật tư theo phương án PVLB&TKCN đã lập để kịp thời ứng cứu khi có sự cố.

 

 

                                                                           Thu Trang

 

 

Các tin khác

Mô hình chăn nuôi lợn của hộ ông Quách Văn Thầm, thôn Bùi Trám, xã Hoà Sơn (Lương Sơn) cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng/năm.
Nhân dân xóm Cha, xã Ngọc Sơn (Lạc Sơn) trồng giống ngô mới được Nhà nước hỗ trợ.
Hệ thống đường giao thông xã Đồng Chum (Đà Bắc) được Nhà nước đầu tư nâng cấp, tạo điều cho người dân phát triển KT -  XH.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu kết luận buổi làm việc.

Cầu nối thúc đẩy phong trào nông dân sản xuất - kinh doanh giỏi

(HBĐT) - Gia đình bà Lê Thị Xuân, xóm Lộc Môn, xã Trung Sơn là một trong những hội viên nông dân được nhiều người biết đến với mô hình trồng bưởi Diễn. Năm 2004, qua đọc báo, nghe đài thấy mô hình trồng bưởi Diễn cho hiệu quả kinh tế cao, bà Xuân đã học hỏi kinh nghiệm tại các mô hình trồng bưởi trong và ngoài tỉnh. Nhận thấy loại cây này phù hợp với điều kiện đồi núi, phát triển kinh tế của gia đình, bà Xuân đã mạnh dạn cải tạo đất và mua cây giống về trồng.

Gieo mầm trên đá

(HBĐT) - Cách thị trấn Mường Khến (Tân Lạc) hơn 30 km, giữa bạt ngàn núi rừng, nơi chỉ toàn đá tai mèo sắc lẹm, khô cằn, nhờ bàn tay lao động cần cù và óc thông minh, sáng tạo, những con người dám nghĩ, dám làm đã thực sự biến “sỏi, đá thành cơm” làm nên một kỳ tích. Đó là anh Hà Văn Hưng ở xóm Bái, xã Nam Sơn. Năm 1996, với ý chí quyết tâm thoát nghèo, không chịu khuất phục trước khó khăn, anh Hưng đã cùng gia đình cải tạo biến vùng đất rộng hơn 6.000 m2 lởm chởm đá thành trang trại cho hiệu quả kinh tế hàng trăm triệu đồng/năm.

Dự án sản xuất linh kiện điện tử 13,5 triệu USD đầu tư vào KCN Lương Sơn

(HBĐT) - Ban Quản lý các KCN tỉnh vừa cấp Giấy chứng nhận đầu tư đăng ký thành lập doanh nghiệp và thực hiện dự án đầu tư cho Công ty TNHH CNPLUS VINA triển khai tại KCN Lương Sơn.

Giá trị giải ngân các nguồn vốn đạt 59 tỉ đồng

(HBĐT) - Theo UBND huyện Đà Bắc, năm 2014, tổng kế hoạch vốn các chương trình dự án thực hiện trên địa bàn huyện là 208,4 tỉ đồng.

Triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại vùng miền núi phía Bắc

(HBĐT) - Ngày 20/8, Ban tổ chức Hội chợ Nông nghiệp – Công nghiệp – Thương mại vùng miền núi phía Bắc Hòa Bình năm 2014 đã tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch tổ chức Hội chợ. Đồng chí Bùi Văn Khánh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Xây dựng nông thôn mới bằng nội lực và tinh thần cộng đồng

(HBĐT) - Tính đến tháng 8, xã đã đạt được 12 tiêu chí NTM. Mặc dù đứng ở tốp thứ 2 trong phong trào xây dựng NTM của huyện và theo quy định, mục tiêu phấn đấu có thể kéo dài đến năm 2020. Tuy nhiên, đến thời điểm này, đại diện BCĐ xây dựng NTM xã Đông Phong (Cao Phong) đã vững vàng một niềm tin: xã sẽ về đích sớm hơn dự định. Niềm tin này được xây dựng bởi chính những việc làm cụ thể.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục