Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

Đại biểu QH Nguyễn Tiến Sinh phát biểu ý kiến thảo luận tại hội trường.

(HBĐT) - Ngày 24/10/2014, Quốc hội thảo luận tại Hội trường vào Dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi). Góp ý vào Dự thảo Luật, cơ bản các ý kiến đồng tình với nhiều nội dung đã được tiếp thu, chỉnh lý thể hiện trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật nhà ở (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu tại phiên thảo luận, đại biểu Nguyễn Tiến Sinh, Đoàn ĐBQH tỉnh Hòa Bình đã góp ý vào các nội dung cụ thể gồm:

 

Về chính sách nhà ở công vụ, được quy định tại Mục 3, Chương II, tôi đồng tình cao với chủ trương xây dựng nhà ở công vụ, nhằm đảm bảo các điều kiện, nhu cầu về chỗ ở cho các đối tượng là cán bộ, công chức thuộc diện được sử dụng. Tuy nhiên, tôi đề nghị việc thực hiện chính sách phát triển nhà công vụ phải đảm bảo các nguyên tắc công khai, minh bạch và tăng cường giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân trong việc sử dụng vốn ngân sách nhà nước đầu tư và quản lý nhà công vụ. Việc sử dụng ngân sách trong đầu tư xây dựng nhà công vụ, sử dụng nhà công vụ, chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà công vụ ở Trung ương, nhất thiết phải có ý kiến của Quốc hội hoặc Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Ở các địa phương nhất thiết phải có sự quyết định của Hội đồng nhân dân, khi sử dụng vốn ngân sách, quỹ đất để xây dựng nhà ở công vụ. Định kỳ, đề nghị Chính phủ  báo cáo Quốc hội, Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh về công tác quản lý nhà công vụ, việc sử dụng ngân sách, kinh phí để phục vụ cho hoạt động nhà công vụ. Cần thu hẹp đối tượng được sử dụng nhà công vụ. Đối với chức danh ở Trung ương chỉ nên bố trí nhà công vụ cho các cán bộ từ Bộ trưởng và tương đương trở lên. Đối tượng, điều kiện cụ thể do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định. Ở các địa phương chỉ xây dựng nhà ở công vụ cho những nơi chưa có loại nhà ở thương mại, đối tượng, điều kiện cụ thể đề nghị giao cho Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Còn các đối tượng khác, địa phương đã có thị trường nhà ở thương mại thì nhà nước cần căn cứ vào khả năng ngân sách để hỗ trợ nhà ở theo lương hoặc một khoản kinh phí nhất định đảm bảo cán bộ có điều kiện về chỗ ở để hoạt động và công tác. Như vậy, vừa đảm bảo điều kiện cho cán bộ, công chức có nhà ở, vừa tránh thất thoát, lãng phí ngân sách, đất đai và các chi phí cho xây dựng, quản lý nhà ở công vụ, đồng thời thực hiện chủ trương về tăng thẩm quyền phân cấp cho địa phương trong việc phục vụ các nhiệm vụ ở tại địa phương đó.

 

Về quỹ phát triển nhà ở xã hội, tại Điều 74 quy định: "Quỹ phát triển nhà ở xã hội được thành lập ở Trung ương do Bộ Xây dựng quản lý, nhằm mục đích hỗ trợ cho các đối tượng thuộc diện được hưởng các chính sách nhà ở xã hội vay để mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội và cho các chủ đầu tư xây dựng nhà ở xã hội vay để xây dựng nhà ở xã hội". Tôi chia sẻ với Ban soạn thảo về tính nhân văn cao cả của đề xuất này đối với các đối tượng xã hội. Tôi cho là việc thành lập quỹ không thực sự cần thiết, như nhiều đại biểu đã phân tích trước tôi. Đặc biệt, nguồn hình thành quỹ từ ngân sách Trung ương cấp và phát hành công trái, trái phiếu Chính phủ là không khả thi. Hơn nữa, chính sách nhà ở xã hội đã được quy định trong nhiều văn bản khác. Trong trường hợp giải quyết nhu cầu về vốn cho nhà ở thì đã có các ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách xã hội, hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu này. Việc hình thành nhiều quỹ từ ngân sách nhà nước đóng góp và đóng góp của người dân hiện nay làm cho quản lý ngân sách quốc gia phân tán và thiếu sự công khai, minh bạch, thiếu cơ chế giám sát là điều hết sức nên tránh. Quốc hội cũng nên tránh cơ chế khi ban hành luật thường kèm theo một loại quỹ nhất định. Do đó, tôi đề nghị không thành lập quỹ phát triển nhà ở xã hội theo phương án 1 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đề xuất.

 

Về quyền sở hữu nhà của tổ chức, cá nhân người nước ngoài được quy định tại Chương IX, dự thảo luật, tôi cho là trong điều kiện kinh tế nước ta đang hội nhập sâu vào kinh tế quốc tế, việc hình thành các hành lang pháp lý để tranh thủ các nguồn lực phục vụ cho phát triển đất nước là hết sức cần thiết.

 

Tôi đồng tình với Báo cáo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về mở rộng các quy định về tổ chức, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà là thu hút vốn đầu tư và thúc đẩy thị trường bất động sản. Tuy nhiên, tôi rất lo ngại khi quy định cá nhân, người nước ngoài được sở hữu nhà tại Việt Nam còn quá chung chung và lỏng lẻo. Tôi cho là để thu hút vốn vào đầu tư và đẩy mạnh thị trường bất động sản thì có thể khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh bất động sản tại Việt Nam theo quy định của các luật liên quan, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Kinh doanh bất động sản…

 

Về thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà tại Điều 12, tôi cho rằng các quan hệ giao dịch về nhà ở là một loại giao dịch dân sự, trong đó quyền định đoạt trong quan hệ giao dịch dân sự là nguyên tắc quan trọng, do đó tôi đề nghị không quy định điều này trong Luật Nhà ở. Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ cho ý kiến vào Bộ Luật Dân sự (sửa đổi), để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật, đặc biệt những luật chuyên ngành, tôi đề nghị nghiên cứu, bổ sung các quy định về sở hữu, thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà ở. Trong quá trình sửa đổi Bộ Luật dân sự theo hướng thời điểm chuyển quyền sở hữu nhà là thời điểm đăng ký quyền sở hữu nhà là phù hợp./.

 

 

 

 

   Bích Ngọc

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh (Thực hiện)

 

 

                       

Các tin khác


Giúp doanh nghiệp vượt khó khăn

Kết quả khảo sát vừa được Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) công bố cho thấy các doanh nghiệp đang phải trải qua một giai đoạn đặc biệt khó khăn. Hàng loạt kiến nghị, đề xuất mang tính cấp bách từ cộng đồng doanh nghiệp cũng đã được đề xuất, hướng đến tháo gỡ các nút thắt ngay trước mắt nhằm củng cố niềm tin và gia tăng nội lực để doanh nghiệp vượt qua giai đoạn nhiều thách thức hiện nay.

Đẩy mạnh phát triển hạ tầng thương mại, điện tử

(HBĐT) - Theo đánh giá của ngành Công Thương, trong 3 năm qua, thương mại nội tỉnh giữ vững đà tăng trưởng ổn định. Tốc độ tăng của tổng mức lưu chuyển hàng hóa bán lẻ và dịch vụ xã hội trong giai đoạn 2021 - 2023 đạt khoảng 17,96%.

Phát triển sản phẩm OCOP để nâng giá trị nông sản địa phương

(HBĐT) - Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện Đà Bắc đã và đang đẩy mạnh công tác tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế để xây dựng sản phẩm OCOP, góp phần nâng cao giá trị các nông sản đặc trưng.

Dự án khu đô thị Mường Khến Heritage: Chủ đầu tư cam kết đảm bảo quyền sở hữu lâu dài, pháp lý an toàn

(HBĐT) - Thời gian qua, dư luận xã hội xuất hiện thông tin dự án khu đô thị (KĐT) Mường Khến Heritage tại thị trấn Mãn Đức (Tân Lạc) do Công ty TNHH KĐT Mường Khến làm chủ đầu tư (CĐT); đơn vị phát triển dự án là Công ty CP đầu tư năng lượng xây dựng thương mại Hoàng Sơn (Công ty Hoàng Sơn) có dấu hiệu không trung thực (lừa dối), khi giới thiệu dự án ghi đất sử dụng lâu dài, nhưng trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) là đất có thời hạn sử dụng 50 năm...

Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội Doanh nghiệp trẻ tỉnh Hoà Bình

(HBĐT) - Tối 28/5, Hội Doanh nghiệp trẻ (HDNT) tỉnh tổ chức Gala kỷ niệm 20 năm thành lập Hội (2003 - 2023). Tham dự về phía T.Ư có các đồng chí: Hoàng Bình Quân, nguyên Ủy viên BCH T.Ư Đảng, nguyên Trưởng Ban Đối ngoại T.Ư, Chủ tịch danh dự Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam; Đặng Hồng Anh, Phó Chủ tịch Hội LHTN Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam và các đồng chí Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam.

Giảm tiếp lãi vay để hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi

Lãi suất điều hành vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quyết định giảm thêm 0,5 điểm phần trăm, tạo cơ sở giảm tiếp lãi vay. Mặc dù lãi suất cho vay đang có động thái giảm, nhưng thực tế vẫn ở mức cao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục