Giao thông liên xóm Ca Lông, xã Đồng Chum còn nhiều nhánh đường chưa được cứng hóa gây khó khăn cho việc đi lại và sản xuất hàng hóa của nhân dân.

Giao thông liên xóm Ca Lông, xã Đồng Chum còn nhiều nhánh đường chưa được cứng hóa gây khó khăn cho việc đi lại và sản xuất hàng hóa của nhân dân.

(HBĐT) - Cho đến thời điểm này, Toàn Sơn là xã duy nhất của huyện Đà Bắc đạt tiêu chí về giao thông trong lộ trình xây dựng NTM. Với địa hình hiểm trở, chia cắt, hệ thống giao thông tuy từng bước được đầu tư nhưng còn rất khó khăn để thực hiện và đạt tiêu chí giao thông đối với các xã trên địa bàn phụ thuộc chủ yếu vào sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước.

 

Theo hiện trạng giao thông  đường bộ, toàn huyện có 12 tuyến đường do tỉnh quản lý với 146,7 km, trong đó, kết cấu mặt đường bằng bê tông xi măng 0,6 km, đường nhựa 117,6 km, đường cấp phối 7 km,  21, 5 km đường đất. Tình trạng đường hiện nay chỉ có đoạn km10, trục 433 đi xóm Mới, xóm Mạ, xã Tu Lý tốt, còn lại là đường xấu, trung bình. Về đường huyện quản lý gồm 116, 6 km đường nhựa, 24 km đường cấp phối và 17 km đường đất. Đường xã quản lý gồm đường trục xã và trục thôn, bản với 47, 9 km đường bê tông xi măng, 14 km đường cấp phối, 539 km đường đất.

 

Đồng chí Hoàng Thế Hùng, Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng huyện cho biết: Đã có nhiều nguồn vốn dành cho giao thông trên địa bàn như: vốn dự án ổn định dân cư, phát triển KT -XH vùng hồ sông Đà, vốn DAGN, Chương trình 135, Nghị quyết số 37, Dự án GTNT 3... đầu tư xây dựng hệ thống đường GTNT nhằm  cải thiện điều kiện đi lại của nhân dân nơi vùng sâu, xa với các trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội. Tuy nhiên, đến thời điểm này, chưa có đến 20% trục đường liên xóm, thôn, bản được cứng hóa, đường cứng hóa do huyện quản lý chiếm 95%. Lý giải về những khó khăn, theo đồng chí Trưởng phòng Kinh tế & Hạ tầng, đặc thù giao thông huyện miền núi, quãng đường dài đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, trong khi lại khó thể huy động một phần vốn dù là nhỏ từ phía nhân dân. Bà con chỉ có thể tham gia góp công, góp của, hiến đất, tài sản trên đất đối với đường giao thông nội xóm, nội thôn, góp công thực hiện chiến dịch toàn dân làm thủy lợi...

 

Từng bước gỡ khó cho hệ thống giao thông tại địa bàn, trong các năm 2013 - 2014, một số dự án lồng ghép đã được huy động đầu tư làm đường, trước tiên tập trung  ưu tiên cho những xã lựa chọn về đích năm 2015 gồm Hiền Lương, Tu Lý, Mường Chiềng. Vốn chương trình MTQG xây dựng NTM các năm đều dành phần kinh phí hỗ trợ hàng tỷ đồng làm đường bê tông, cống cho 15 xã thuộc chương trình. Công tác duy tu, sửa chữa đường bộ trục huyện, liên xã có sự đầu tư bước đầu. Nhân dân các xã đã phát động phong trào làm đường GTNT để duy tu, sửa chữa, kịp thời khắc phục những hư hỏng, phát quang tầm nhìn 240 km, tăng 10 km so với 10 tháng năm 2013, nạo vét, khơi luồng 320 km, tăng 70 km so với cùng kỳ năm 2013.

 

Đáng kể, từ nguồn vốn Dự án đa mục tiêu giai đoạn 2012 - 2017 đã tiến hành khảo sát, thiết kế và chuẩn bị đầu tư, thi công 10 xã, thị trấn hưởng lợi. Theo đó, trong cả giai đoạn, giao thông xã Tu Lý được đầu tư 20,2 tỷ đồng, xã Hiền Lương 37,66 tỷ đồng, xã Mường Chiềng 27,5 tỷ đồng, xã Toàn Sơn 31 tỷ đồng, xã Vầy Nưa 28 tỷ đồng... Đối với 5% tuyến đường huyện chưa được cứng hóa, dự án đa mục tiêu cũng đầu tư khoảng 2 km trên tổng số 19 km. Dự án chủ yếu là mặt đường bê tông, huy động nhân dân hiến đất và tài sản trên đất. Bên cạnh đó, các chương trình, dự án khác vẫn tiếp tục hỗ trợ, đầu tư cho giao thông. Năm nay, vốn chương trình MTQG xây dựng NTM hỗ trợ cứng hóa GTNT với 15 xã, bình quân 400 triệu đồng /xã, riêng xã phấn đấu về đích năm 2015 là Hiền Lương được hỗ trợ 700 triệu đồng.

 

 

                                                                         Bùi Minh

 

 

Các tin khác


Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký Quyết định số 312/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các dự án trong nội bộ của bộ, cơ quan Trung ương và địa phương.

Tháo gỡ vướng mắc đường liên kết vùng

Dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu) là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh, khi hoàn thành mở ra cơ hội rất lớn kết nối thông thương, khai thác tiềm năng, lợi thế, phát triển đô thị, dịch vụ. Với ý nghĩa quan trọng đó, Tỉnh ủy, UBND tỉnh chỉ đạo các ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), chuyển đổi đất rừng, đất lúa, đẩy nhanh tiến độ triển khai.

Hiệu quả từ tuyên truyền sử dụng tiết kiệm điện

Sử dụng tiết kiệm điện đem lại lợi ích "kép”, giúp giảm áp lực cấp điện trong bối cảnh cung cấp điện gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt giúp chúng ta giảm chi phí sử dụng điện, nhất là trong mùa nắng nóng khi nhu cầu sử dụng điện tăng đột biến.

Giá vàng sáng 19/4

Tính đến 6 giờ 15 phút sáng ngày 19/4, Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 82,1 - 84,12 triệu đồng/lượng (mua vào- bán ra). Giá vàng nhẫn công ty này niêm yết ở mức 74,7 -76,7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).

Xã Đồng Ruộng tìm hướng thoát nghèo từ nuôi dê

Thực hiện công tác giảm nghèo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, thời gian qua, nhiều hộ trên địa bàn xã Đồng Ruộng (Đà Bắc) đã phát triển, nhân rộng mô hình nuôi dê, đem lại thu nhập đáng kể, giải quyết việc làm, mở ra hướng phát triển kinh tế cho người dân.

Xã Đa Phúc cán đích nông thôn mới

Nhờ phát huy sức mạnh cộng đồng, sử dụng hiệu quả các nguồn lực từ Trung ương và địa phương, cùng với quyết tâm cao của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân, cuối năm 2023, xã Đa Phúc, huyện Yên Thủy được Chủ tịch UBND tỉnh ra Quyết định số 3064/QĐ-UBND, ngày 29/12/2023 công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM). Từ một xã vùng đặc biệt khó khăn của huyện, Đa Phúc như được khoác lên mình chiếc áo mới, cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khang trang, đời sống vật chất, tinh thần của người dân nâng lên, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới và khởi sắc.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục