(HBĐT) - Từ nhiều năm nay rác thải của hơn 300 hộ dân 2 xóm Thịnh Phú và Phố Sấu (xã Lạc Thịnh, huyện Yên Thủy) được vứt dồn thành đống ven đường Hồ Chí Minh, khi nào nhiều thì đốt. Tình trạng này đang gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến mỹ quan và nhất là khiến cho xã rất khó có thể hoàn thành được tiêu chí về môi trường trong bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM.

 

Cùng chúng tôi đi thực tế tại khu vực bãi rác ven đường Hồ Chí Minh, đồng chí Đinh Văn Sấu, Trưởng xóm Phố Sấu cho biết: Không có bãi rác tập trung ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và đời sống của người dân. Người dân xóm Phố Sấu chủ yếu kinh doanh mặt hàng ăn uống (hơn 20 cửa hàng ăn uống lớn) và dịch vụ, TTCN nên lượng rác thải sinh hoạt là rất lớn. Không có bãi rác, chưa có hoạt động thu gom rác thải nên hàng ngày các hộ dân phải mang rác từ nhà ra vứt ở bãi rác tạm này. Lượng rác nhiều, ngày nắng bốc mùi hôi thối nồng nặc, ngày mưa nước chảy xuống những thửa ruộng gần đó đen ngòm. Bà con nhân dân rất bức xúc.

 

Đúng như phản ánh của ông trưởng xóm khi chúng tôi gặp khá nhiều người đi xe máy từ đâu đó mang các bọc rác đến khu vực bãi rác tạm này vứt và quay xe đi thật nhanh để tránh mùi hôi thối. Thỉnh thoảng những chiếc xe ô tô đi qua lại chèn tung các bọc rác hoặc kéo theo rác tràn lên mặt đường.

 

Đồng chí Bùi Văn Mạp, Chủ tịch UBND xã cho biết: Xã Lạc Thịnh có 15 xóm, hơn 1.500 hộ với gần 6.400 khẩu nhưng hiện nay xã chưa có bãi rác tập trung. Với các hộ dân sống rải rác trong xóm thì bà con tự tập trung, thu gom nhỏ lẻ rồi đốt. Nan giải nhất là rác thải của hơn 400 hộ dân thuộc 3 xóm ven đường Hồ Chí Minh là xóm Phố Sấu, xóm Thịnh Phú và xóm Xí Nghiệp. Không có bãi rác nên bà con đành đổ bừa ra bãi đất ven đường Hồ Chí Minh gây ô nhiễm nghiêm trọng. Xã đã có quy hoạch khu vực bãi rác nằm sâu trong núi tại xóm Thịnh Phú với diện tích gần 1ha nhưng ở đó đang có cây trồng lâu năm của người dân, xã không có kinh phí để đền bù, giải tỏa, làm đường vào... Hiện nay, xã cũng chưa thu tiền vệ sinh môi trường của các hộ gia đình nên không có kinh phí để thuê người thu gom rác thải và vận chuyển rác thải vào bãi rác tập trung tại xã Bảo Hiệu (cách 6 km).

 

Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, bên cạnh vấn đề rác thải sinh hoạt của người dân thì xã Lạc Thịnh hiện đang bị ô nhiễm bởi hoạt động của Nhà máy ván sợi ép (MDF) Vinafor - Tân An Hòa Bình. Cụ thể như hiện nay nhà máy chưa có hệ thống xử lý nước thải nên nước thải được xả thẳng ra suối, đồng ruộng gây ô nhiễm nghiêm trọng. Ngoài ra, tình trạng khói bụi... cũng thường xuyên xảy ra.

 

Trao đổi với chúng tôi, đồng chí Chủ tịch UBND xã cho biết: Dự kiến cuối năm nay xã sẽ hoàn thành được 8 tiêu chí về xây dựng NTM. Xã phấn đấu cuối năm nay sẽ xây dựng được từ 1 - 2 xóm kiểu mẫu. Toàn xã phấn đấu mỗi năm đạt thêm bình quân từ 2 - 5 tiêu chí NTM. Riêng về vấn đề vệ sinh môi trường, xã đã phát động phong trào “Nhà sạch - vườn đẹp - môi trường trong lành - ngõ xóm văn minh” và vận động các hộ gia đình xây dựng công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn. Riêng về vấn đề xử lý rác thải, giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường, xã cần sự quan tâm, vào cuộc và hỗ trợ của các cấp, ngành liên quan mới có thể cố gắng hoàn thành được tiêu chí về môi trường trong xây  dựng NTM”.

           

 

                                                                                  

                                                                       Dương Liễu

 

Các tin khác


Tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất

Thực hiện Đề án số 01-ĐA/TU, ngày 6/8/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Nông dân các cấp trong xây dựng tổ chức Hội vững mạnh, tham gia hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm góp phần xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025", huyện Lạc Thủy quan tâm đầu tư, hỗ trợ kinh phí để nông dân phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm.

Thủ tướng chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn

Chiều 24/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị về phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp bán dẫn.

Huyện Lạc Sơn: Vượt khó thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội

Phát huy những kết quả đã đạt được trong năm 2023, ngay từ quý I/2024, huyện Lạc Sơn tiếp tục nỗ lực vượt khó, quyết tâm thực hiện đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) quan trọng.

Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản

Căn cứ Quyết định số 482/QĐ-UBND, ngày 28/3/2024 của UBND tỉnh về ban hành Kế hoạch hành động đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản tỉnh Hòa Bình năm 2024, Sở NN&PTNT ban hành Kế hoạch hành động số 262/KH-SNN, ngày 15/4/2024 về đảm bảo chất lượng, an toàn thực phẩm, gia tăng chế biến và phát triển thị trường nông lâm thủy sản năm 2024.

Tín hiệu kinh tế khởi sắc ở huyện Cao Phong

Những ngày trung tuần tháng 4, trên các vườn mía xã Hợp Phong (Cao Phong), nông dân tập trung thu hoạch mía bán cho tiểu thương. Anh Bùi Văn Biện cùng một vài người dân vác từng bó mía từ vườn ra trục đường lớn. Mồ hôi nhễ nhại nhưng trên gương mặt anh toát lên tinh thần lao động hăng say. Anh Biện cho biết, vụ mía năm nay giá bán thấp hơn cuối năm trước từ 2.500 - 3.000 đồng/cây. Tuy nhiên, cây mía phát triển tốt nên được tiểu thương đánh giá cao về chất lượng và tiêu thụ nhanh.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục