Đường bê tông mới về xóm Hui, xã Cao Răm (Lương Sơn) được hoàn thiện trong năm nay.

Đường bê tông mới về xóm Hui, xã Cao Răm (Lương Sơn) được hoàn thiện trong năm nay.

(HBĐT) So với nhiều xã trong vùng ở huyện Lương Sơn, xã Cao Răm chưa có nhiều nét nổi bật trong phát triển KT -XH nhưng nếu nhìn lại quá trình phấn đấu trong nhiều năm qua thấy được những dấu hiệu tốt cho xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn này. Một thời, lối làm ăn xưa cũ, chỉ trông chờ vào cây lúa, chăn nuôi nhỏ lẻ đã kìm hãm bước phát triển của vùng quê nghèo. Với nhiều động thái tích cực trong thực hiện nghị quyết Đại hội Đảng các cấp, thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM, Cao Răm đã có những chuyển động đáng mừng...

 

Được tuyên truyền, vận động tham gia các lớp tập huấn chuyển giao KH -KT cùng các mô hình: cấy lúa giống GS9, trồng rau hữu cơ, nuôi lợn rừng, gà thả vườn, trồng gấc, nhãn..., đồng bào các dân tộc nơi đây đã tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tìm kiếm các nguồn thu nhập chính đáng, từng bước xoá đói, giảm nghèo. Người dân đã biết khai thác những điều kiện thuận lợi để trồng rừng sản xuất, học nghề đã làm việc tại các khu công nghiệp trong và ngoài tỉnh (hiện xã có 200-300 lao động). Đặc biệt, bà con nơi đây đã biết phát huy đất ruộng, đất vườn, đồi để phát triển các cây con hàng hoá cho nguồn thu đáng kể.

 

Từ lâu, đồng bào Dao ở xóm Khuộc đã bám trụ với cây mía đường, có năm diện tích lên đến 50 ha; hiện nay, bà con đang làm quen với quy trình sản xuất rau hữu cơ.  Bà con người Dao xóm Ngọc Lâm đổi đời nhờ cây ngô, khoai sọ giống cao sản; nhiều gia đình thu được 40-50 tấn ngô /năm. Trong 9 xóm ở Cao Răm, xóm Vai Đào đang nổi lên với phong trào trồng nhãn, chuối phấn cho thu nhập khá. Lợi thế đất đồi rừng đã tạo điều kiện cho hàng chục hộ dân tìm tòi, hướng đi lên từ trang trại, vườn rừng. Hiện nay, xóm có gần 15 ha nhãn và trên 15 ha chuối phấn. Gia đình anh Phạm Văn Hắc, một trong những hộ trồng nhãn, chuối tiên phong ở Vai Đào chia sẻ: Chúng tôi về Hưng Yên học hỏi kinh nghiệm lai, ghép, thâm canh cây nhãn và rất may là cây trồng này lại hợp đất. Gia đình tôi hiện có 1, 5 ha nhãn. 4 năm gần đây đã cho thu nhập khá (bình quân mỗi năm thu 250 triệu đồng trở lên); trong khi mỗi năm, chỉ đầu tư khoảng 10 triệu đồng. Bên cạnh đó, gia đinh anh Hắc còn thu được 60-70 triệu đồng từ vườn chuối. Hiện nay, 5 người trong gia đình anh đều là những người làm vườn có trình độ cao, có thể xử lý được các tình huống về sâu bệnh, lai ghép, sản xuất giống nhãn, chuối.

 

Nhiều hộ khác ở Vai Đào cũng có thu nhập hàng trăm triệu đồng từ cây nhãn, chuối như gia đình bác Đinh Công Thìn, Nguyễn Như Khiên... Toàn xóm hiện đã có 30 hộ trồng nhãn và đang có cơ hội “đổi đời” từ cây trồng này. Theo nhiều hộ dân Vai Đào cho biết: thương lái thường đến tận vườn để đặt cọc và mua, ít trường hợp phải mang ra thị trường bởi cây nhãn khá hợp với đồng đất nên có chất lượng, mẫu mã, độ ngon ngọt... Đồng chí Hoàng Văn Thường, Chủ tịch UBND xã Cao Răm cho rằng: Nếu giải quyết được vấn đề giao thông nông thôn sẽ tạo đà cho đồng bào các dân tộc trong xã trong thông thương, vận chuyển, làm ăn bởi hiện nay, nhiều mô hình làm ăn khác của xã đang có những dấu hiệu đáng mừng như trồng rau hữu cơ xóm Sáng, nuôi lợn đặc sản xóm Quê Sụ… Nếu chỉ trông chờ cây lúa, công cuộc xoá đói, giảm nghèo ở Cao Răm khó có thể đạt như hiện nay. Năm 2013, mức thu nhập bình quân của người dân mới đạt gần 18 triệu đồng /người và hộ nghèo còn 11,6%,  năm 2014, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 10,3%, mức thu nhập bình quân đạt trên 18 triệu đồng /người.

          

 

                                                                               

 

                                                                            Bùi Huy

 

Các tin khác


Doanh nghiệp trong xu thế kinh tế xanh

Trong những năm qua, Ðảng, Nhà nước rất quan tâm và tích cực thúc đẩy kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững. Qua đó, ban hành nhiều chính sách định hướng phát triển kinh tế theo hướng bền vững, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư, chú trọng thu hút các dự án chất lượng cao. Tuy nhiên trên thực tế, ở Việt Nam, xu hướng phát triển kinh tế xanh mới chỉ đang ở xuất phát điểm.

Huyện Lạc Sơn khai thác tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội

(HBĐT) - Với tổng diện tích tự nhiên trên 58,7 nghìn ha, huyện Lạc Sơn có 24 đơn vị hành chính, trên 15 vạn dân, gồm nhiều dân tộc cùng sinh sống. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện đến hết năm 2022 là 19,32%, có 10 xã đã về đích nông thôn mới. Tuy không thuộc vùng động lực của tỉnh nhưng huyện Lạc Sơn có những tiềm năng, lợi thế riêng để phát triển, như về giao thông có tuyến đường 12B đấu nối với quốc lộ 6 và đường Hồ Chí Minh đi qua. Tiềm năng đất đai của huyện dồi dào, thuận lợi phát triển nông, lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Dân số trong độ tuổi lao động chiếm trên 60%, hàng năm có gần 1.300 học sinh tốt nghiệp THPT tham gia vào lực lượng lao động.

Giữ đà tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh khó khăn

Trong bối cảnh kinh tế thế giới còn nhiều bất ổn, kết quả tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước quý I năm 2023 ước tính đạt 3,32% so cùng kỳ khẳng định chính sách quản lý và điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương đã từng bước phát huy hiệu quả.

UBND tỉnh làm việc với Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc

(HBĐT) - Sáng 29/3, đoàn công tác Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) do ông Lee Sang Back, Tổng Giám đốc khu vực tư nhân tổ chức KOICA Hàn Quốc đã làm việc với UBND tỉnh về dự án Hợp tác công tư liên quan đến lĩnh vực giảm phát thải từ mất rừng và suy thoái rừng cộng thêm (REDD+). Tiếp và làm việc với đoàn có đồng chí Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ngành.

Nông dân lao đao vì giá lợn hơi sụt giảm

(HBĐT) - Sau nhiều kỳ vọng sự ấm lên của thị trường tiêu thụ lợn, đến nay, giá lợn hơi vẫn chưa có dấu hiệu tăng, thậm chí tiếp tục đà giảm. Thời điểm này, sau mỗi lứa lợn bán ra, thứ mà người nông dân thu lại là những hẫng hụt, trăn trở...

 Đẩy mạnh cấp mã số vùng trồng, nâng cao chất lượng nông sản

(HBĐT) - Mã số vùng trồng (MSVT) là mã số định danh cho một vùng trồng trọt, nhằm giúp cơ quan chức năng và người tiêu dùng dễ dàng truy xuất nguồn gốc, xác định quy trình sản xuất của nông sản. Đây cũng là điều kiện tiên quyết để nông sản được xuất khẩu theo đường chính ngạch. Chính vì vậy, thời gian qua, ngành NN&PTNT và các địa phương trong tỉnh đã chủ động, tích cực hướng dẫn người dân xây dựng MSVT.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục