Nhân dân 2 xóm Rộc Trụ, Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) ký cam kết thực hiện mô hình đồng thuận trong xây dựng nghĩa trang.

Nhân dân 2 xóm Rộc Trụ, Liên Sơn, xã Khoan Dụ (Lạc Thủy) ký cam kết thực hiện mô hình đồng thuận trong xây dựng nghĩa trang.

(HBĐT) - Vấn đề quản lý, thực thi chính sách về đất đai vùng nông thôn vốn nhạy cảm. Tuy nhiên, nếu có sự đồng thuận giữa cấp ủy, chính quyền và toàn thể nhân dân, mọi khó khăn, phức tạp sẽ tìm ra hướng giải quyết. Mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất được thực hiện tại 2 xã Đồng Tâm, Khoan Dụ (Lạc Thủy) là minh chứng thực tiễn.

 

Thôn Đồng Nội, Đồng Riệc của xã Đồng Tâm khi bắt tay thực hiện công trình Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) gặp phải 3 chướng ngại, đó là: sau quy hoạch NTM, công trình không nằm đúng như quy hoạch nên bắt buộc phải làm tờ trình điều chỉnh; công trình liên quan đến đất 64 (2 vụ lúa) và đất lâm nghiệp do người dân tự khai phá; nhu cầu nguồn vốn lớn cần huy động từ phía nhân dân. Theo đồng chí Bùi Văn Hăng, Phó Chủ tịch UBND xã, để nhận được sự đồng thuận hai bên, UBND xã đã tham mưu cho Đảng ủy ra nghị quyết chuyên đề về công tác lãnh, chỉ đạo thực hiện mô hình, tiếp đó thành lập Ban điều hành bao gồm đại diện cho cấp ủy, chính quyền xã, cấp ủy, chính quyền và nhân dân thôn. Từ cuối năm 2013 đến nay, mô hình đã thực hiện được 5/6 bước với các bước tuần tự: tổ chức hội nghị mở rộng, lấy ý kiến của lãnh đạo nòng cốt và người dân về chủ trương xây dựng TTHTCĐ phù hợp với vị trí mới và báo cáo toàn bộ công tác quản lý đất đai, tổng hợp kế hoạch sử dụng đất để người dân 2 thôn nắm bắt. Ở bước kế tiếp, xã đã tổ chức họp dân của 2 thôn Đồng Nội, Đồng Riệc, báo cáo tới nhân dân về vấn đề quy hoạch, chủ trương xây dựng TTHTCĐ nhằm xin ý kiến của bà con. Đồng thời UBND xã công bố phương án đổi đất đối với đất hai vụ lúa, trong đó có 8 hộ dân phải đổi đất với vị trí khác tương ứng, 15 hộ liên quan đất lâm nghiệp được đền bù giải phóng mặt bằng và có phương án giải quyết 5 hộ có đất tự khai phá. Sau hội nghị này, nhận được sự đồng tình từ phía người dân, chính quyền địa phương đã tiến hành hội nghị tổ chức cho người dân ký cam kết.  Tại đây, 100% số hộ liên quan đã đồng ý và cam kết đổi đất tương ứng. 100% số hộ liên quan đến đất lâm nghiệp đã nhận đền bù, bàn giao mặt bằng. Một hội nghị mở rộng khác cũng được tổ chức bao gồm thành phần Đảng ủy, UBND, MTTQ, các hội, đoàn thể và nhân dân được triển khai với nội dung thông báo tình hình đổi đất, tiếp đó họp toàn thể người dân thông báo công khai kết quả cam kết đổi đất, vấn đề giải phóng mặt bằng, tổng vốn, đơn vị thiết kế, thi công, giám sát công trình xây dựng...

 

Đối với xã Khoan Dụ, mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất được áp dụng trong xây dựng nghĩa trang, đây cũng là một trong những nội dung xây dựng NTM triển khai ở cơ sở 2 thôn Rộc Trụ, Liên Sơn. Tương tự như ở xã Đồng Tâm, mô hình đồng thuận xây dựng nghĩa trang đã tổ chức họp dân khảo sát nhu cầu, thành lập Ban điều hành mô hình của xã và xác định 7 bước thực hiện cụ thể như phân tích đánh giá thực trạng, khảo sát nhu cầu nhân dân, họp bàn hộ dân 2 thôn cùng tham gia đóng góp ý kiến xây dựng nghĩa trang theo thiết kế. Ông Đinh Công Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trước đây nghĩa trang của thôn nhỏ bé, không có bờ rào, tường bao, cỏ mọc hoang dại, vị trí lộn xộn không hàng lối, nguy cơ ảnh hưởng đến môi trường. Đến thời điểm này, mô hình đã thực hiện đến bước thứ 5, nhận được sự đồng thuận, nhất trí cao của các hộ dân góp vốn chỉnh trang, xây tường bao, cổng với mức đóng góp 200 nghìn đồng /hộ. Mô hình đang huy động thêm một số tổ chức, nhà hảo tâm xây dựng nghĩa trang, tiến hành đổi đất, vận động đổi đất trong dân. Theo ông Vũ Quang Trung ở thôn Liên Sơn: Với đặc thù 90% hộ dân theo đạo Thiên chúa giáo, sau khi được thôn giải thích, xã động viên, người dân phấn khởi, ủng hộ, ra sức đóng góp nhờ nhận thức được thực chất mô hình nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện điều kiện môi trường nông thôn.

 

Theo kế hoạch, đến đầu năm 2015, mô hình đồng thuận trong quản lý, thực thi chính sách về đất sẽ tiến đến bước cuối cùng là xây dựng các hạng mục công trình, góp phần đẩy nhanh tiến trình về đích NTM của 2 xã Đồng Tâm, Khoan Dụ. Đáng mừng là thực tế ở xã Đồng Tâm, trước, trong cùng thời điểm, một số công trình, dự án khác thường gặp phải khó khăn trong vấn đề giải phóng mặt bằng, có khi kéo dài 2 - 3 năm thì đối với công trình TTHTCĐ chỉ diễn ra trong vòng 6 tháng (từ tháng 1 - 6/2014) với diện tích đất 3,6 ha, liên quan đến nhiều hộ. Cũng từ đây, xã đã bắt đầu áp dụng sang một số chương trình, nội dung khác như làm đường giao thông nông thôn trên địa bàn. Ông Lê Văn Tình, đại diện cho hộ dân thôn Đồng Nội phấn khởi: với các bước triển khai mô hình chặt chẽ, người dân đã tự nguyện chung sức đóng góp gần 100 triệu đồng tham gia làm đường giao thông nông thôn chiều dài gần 1 km, xây dựng cổng làng. Đồng chí Bùi Phương Loan - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Lạc Thủy đánh giá: Mô hình tuy mới đưa vào thực hiện nhưng mang lại kết quả đáng mừng, đặc biệt là nhận được sự vào cuộc của người dân, bước đầu có hiệu quả, tác động đan xen, lan tỏa trong chương trình xây dựng NTM ở địa phương. Đây không chỉ là cách làm mới tạo tính đồng thuận trong nhân dân mà còn là cụ thể hóa nội dung thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, trong đó người dân được bàn, biết, tham gia đóng góp và hưởng lợi. Tới đây, Ban Dân vận Huyện ủy sẽ tích cực tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền địa phương triển khai nhân rộng, đồng thời mong muốn, đơn vị tài trợ mô hình là tổ chức OXPAM (Bỉ) thông qua HND tỉnh có những can thiệp, ủng hộ nhiều hơn cùng với người dân góp tiếng nói, thể hiện quyền tham gia các quyết định, phần việc liên quan đến lợi ích của mình, tạo được sự chú ý và phát triển mô hình bền vững.

 

 

 

                                                                            Bùi Minh

 

 

 

Các tin khác


Tạo sinh kế để người dân bảo vệ rừng

(HBĐT) - Tỉnh Hòa Bình có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển lâm nghiệp. Trong những năm qua, nhằm nâng cao giá trị của rừng, Hòa Bình đã ban hành nghị quyết, xây dựng đề án hỗ trợ phát triển kinh tế rừng. Tuy nhiên, với diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng được người dân khoanh nuôi bảo vệ chiếm tỷ lệ lớn, trong khi phí khoán bảo vệ và phí dịch vụ môi trường rừng được chi trả thấp khiến nhiều hộ dân chưa thực sự sống được nhờ rừng. Đây là vấn đề đặt ra không chỉ đối với Hòa Bình mà còn là bài toán chung của nhiều tỉnh khu vực trung du và miền núi phía Bắc hiện nay.

Khó khăn vẫn đeo bám người chăn nuôi

(HBĐT) - Chi phí chăn nuôi tăng, trong khi giá bán vẫn ở mức thấp khiến nhiều người chăn nuôi trâu, bò trong tỉnh gặp khó khăn. Với mức giá hiện nay, người chăn nuôi cần tận dụng các nguồn thức ăn có sẵn để giảm chi phí, tránh thua lỗ.

Huyện Lương Sơn: Giá trị xuất khẩu ước đạt 457 triệu USD

(HBĐT) - Thời gian qua, huyện Lương Sơn tiếp tục đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư, thu hút các nhà đầu tư vào khảo sát, nghiên cứu đề xuất đầu tư. Đến nay, huyện đã thu hút 23 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký trên 307 triệu USD, chiếm 58,9% về dự án và chiếm 49,8% về vốn đăng ký so với toàn tỉnh.

Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục