Người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) tham gia mô hình nuôi gà đồi thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

Người dân xã Xuân Phong (Cao Phong) tham gia mô hình nuôi gà đồi thuộc Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo.

(HBĐT) - Từ năm 2011 đến nay, Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo được Sở LĐ-TB&XH triển khai trên địa bàn các huyện Lạc Thuỷ, Đà Bắc, Kim Bôi, Tân Lạc, Lạc Sơn, Yên Thuỷ và Mai Châu. Dự án đã mang lại kết quả đáng kể giúp cho các hộ nghèo có kiến thức kỹ thuật cơ bản trong nuôi gia súc, gia cầm; tạo việc làm, tăng thu nhập góp phần cùng các chương trình, dự án khác giảm tỷ lệ hộ nghèo của địa phương.

 

Năm 2011, Dự án được triển khai tại xã Yên Bồng (Lạc Thuỷ) và xã Toàn Sơn (Đà Bắc) với sự tham gia của 400 nhân khẩu của 90 hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án đã hỗ trợ 2.250 con gà giống và 80 con lợn giống. Các hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thức ăn và thuốc thú y với tổng kinh phí trên 563 triệu đồng. Năm 2012, Dự án được thực hiện tại xã Kim Tiến (Kim Bôi) và Lỗ Sơn (Tân Lạc) với sự tham gia của 298 nhân khẩu thuộc 73 hộ nghèo, trong đó có 63 hộ là đồng bào dân tộc thiểu số. Dự án đã hỗ trợ 2.500 con gà giống, 3.840 con ngan giống. Các hộ tham gia còn được cung cấp thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y và tập huấn kỹ thuật với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Năm 2013, Dự án triển khai mô hình nuôi gà đồi tại xã Xuân Phong (Cao Phong) và Chí Thiện (Lạc Sơn) với 70 hộ nghèo tham gia. Tham gia mô hình các hộ được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, thức ăn, làm chuồng trại, kỹ thuật chăn nuôi với tổng kinh phí 500 triệu đồng.  

Năm 2014 thực hiện Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo, Sở LĐ-TB&XH triển khai thực hiện 2 mô hình trên địa bàn huyện Mai Châu và Yên Thuỷ với tổng kinh phí 500 triệu đồng. Trong đó, xã Nà Mèo (Mai Châu) có 40 hộ được hỗ trợ triển khai mô hình nuôi lợn thịt. Trung bình mỗi hộ được hỗ trợ từ 2- 3 con lợn giống, thức ăn, tập huấn kỹ thuật chăm sóc, phòng - chống dịch bệnh cho đàn lợn. Đồng chí Trần Quang Thái, Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Yên Thủy cho biết: Tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo của huyện có 40 hộ nghèo của xã Hữu Lợi. Từ ngày 1/10/2014, các hộ tham gia mô hình đã được hỗ trợ 75 con ngan giống. Ngoài ra còn được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, thuốc thú y, thức ăn, làm chuồng trại. Hiện nay, các hộ thực hiện đúng quy trình chăm sóc, đàn ngan phát triển tốt. Trung bình mỗi con ngan đạt gần 3 kg. Theo đồng chí Trần Quang Thái, từ nay đến cuối năm, đàn ngan có thể xuất bán góp phần đáng kể nâng cao thu nhập của các hộ nghèo. Các hộ tham gia mô hình rất phấn khởi, khẳng định sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình sau khi dự án kết thúc.  

Đồng chí Quách Thị Kiều, Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH khẳng định: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước. Dự án giúp hộ nghèo trong tỉnh biết cách chăn nuôi với năng suất, chất lượng cao, tạo ra sản phẩm hàng hoá, nâng cao thu nhập, cải thiện cuộc sống, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại địa phương. Cái được lớn nhất của dự án là đã góp phần tăng thêm thu nhập cho các hộ nghèo tham gia. Bên cạnh đó, các hộ nghèo còn được tập huấn, bồi dưỡng kiến thức chăn nuôi, thú y, chuyển giao tiến bộ KHKT. Sau khi tham gia mô hình, các hộ nghèo tiếp tục tái sản xuất phát triển kinh tế hộ, góp phần chuyển dịch cơ cấu chăn nuôi tại các hộ gia đình. Theo thống kê, từ năm 2011- 2013, dự án góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 2- 3% ở địa phương nơi thực hiện dự án. Thông qua đó đã tuyên truyền sâu rộng đến người nghèo về chính sách của Đảng, Nhà nước với người nghèo. Từng bước làm thay đổi nhận thức của người dân trong việc lựa chọn cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

 

                                                                           Hương Lan

 

Các tin khác


Sản lượng thu hoạch thủy sản ước đạt 9,21 nghìn tấn

(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đẩy mạnh phát triển nuôi cá lồng trên các thủy vực lớn, nuôi thủy đặc sản trên diện tích ao, hồ theo định hướng tái cơ cấu ngành.

Kinh phí thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tại địa phương đã được tính đúng, tính đủ, bảo đảm mục tiêu

(HBĐT) - Bộ LĐ-TB&XH có Văn bản số 3619/LĐTBXH-VP, ngày 31/8/2023 về việc trả lời kiến nghị cử tri gửi sau Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Tập trung giải ngân các dự án, công trình nguồn vốn đầu tư công

(HBĐT) - Tỷ lệ giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (ĐTC) năm 2023 của tỉnh dự kiến đến hết tháng 9 mới đạt 20% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, thấp so với bình quân cả nước (cả nước 39%). UBND tỉnh chỉ đạo các chủ đầu tư, sở, ngành chức năng, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, phấn đấu giải ngân đạt trên 90% kế hoạch vốn ĐTC được giao.

Tạo đà cho thanh niên Mai Châu khởi nghiệp

(HBĐT) - Tư vấn hướng nghiệp, giới thiệu việc làm; đứng ra nhận ủy thác các nguồn vốn tín dụng ưu đãi; tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) chủ động, xung kích trong phát triển kinh tế. Đó là những việc làm thiết thực đã, đang được các cấp bộ Đoàn huyện Mai Châu triển khai thực hiện nhằm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp.

Sản xuất an toàn - nâng cao giá trị na Đồng Tâm

(HBĐT) - Chúng tôi đến thôn Đồng Bong, xã Đồng Tâm (Lạc Thủy), trên khắp các sườn, đồi nông dân tất bật thu hái na chính vụ. Những cây na trĩu quả khiến ai nấy cũng phấn khởi, bởi tuy năm nay nắng nóng kéo dài, quả na không được đẹp mã như mọi năm song bán vẫn được giá.

Vùng cao Đà Bắc nuôi lợn bản địa, cải thiện thu nhập

(HBĐT) - Những năm trở lại đây, chăn nuôi lợn bản địa được nhiều hộ dân trên địa bàn huyện vùng cao Đà Bắc chú trọng. Điều này không chỉ phù hợp với điều kiện của địa phương, mà còn đem lại hiệu quả kinh tế khá.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục